Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Thể hiện trách nhiệm chia sẻ khó khăn với người dân, khách hàng và doanh nghiệp trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thời gian qua toàn hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opbank) nói riêng đã chủ động vào cuộc bằng nhiều giải pháp để hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp duy trì, nhanh chóng phục hồi, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV nhận định, dịch bệnh bùng phát mạnh khiến các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng bao gồm rủi ro về tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và pháp lý đều tăng lên. Khẩu vị rủi ro về tín dụng và đầu tư của các NHTM theo đó cũng sẽ thay đổi theo hướng thận trọng hơn. Từ phương thức làm việc, phục vụ khách hàng đến tâm lý hành vi và nhu cầu về tiêu dùng, vay mượn của khách hàng đều thay đổi. Từ đó đòi hỏi các ngân hàng phải thay đổi theo để giữ chân khách hàng truyền thống và mở rộng các tệp khách hàng mới.
QTDND Hàm Thắng cũng như các QTDND khác trên địa bàn tỉnh là mô hình hoạt động theo Luật HTX và Luật TCTD nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, kịp thời hỗ trợ vốn để thành viên vươn lên thoát nghèo và thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi tại địa phương.
Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích lập dự phòng rủi ro, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới tiêu chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn phải trích lập 100%.
Hoạt động cấp tín dụng thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó, các biện pháp bảo đảm được áp dụng tương đối phổ biến. Biện pháp bảo đảm không phải là điều kiện bắt buộc phải có, nhưng là một trong các yếu tố quan trọng để tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá, quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.
Với đặc thù là nơi cất giữ, giao dịch tiền bạc, nhiều năm qua, ngành ngân hàng nói chung và hệ thống QTDND nói riêng là nơi mà các đối tượng tội phạm dòm ngó. Thêm vào đó, lợi dụng việc giãn cách xã hội giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các đối tượng trộm cắp, lừa đảo đã thực hiện nhiều thủ đoạn nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trước những diễn biến khó lường của các làn sóng đại dịch Covid-19, các chuyên gia nhận định triển vọng tăng trưởng của ngành ngân hàng năm 2021 tương đối khả quan nhưng không quá tích cực.
Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ tiêu cơ bản đến năm 2025, cụ thể như sau: 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động (đến năm 2030 là 100%); kinh tế số chiếm 20% GDP (đến năm 2030 là 30%); tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu là 10% (đến năm 2030 là 20%); Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (đến năm 2030 thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin)...
Trao đổi với báo chí chiều ngày 9/8 về các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp (DN) của ngành Ngân hàng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh: Từ nay đến cuối năm, bên cạnh yêu cầu các ngân hàng báo cáo thường xuyên kết quả, NHNN sẽ giám sát việc giảm lãi suất của các ngân hàng có thực chất không, số lượng giảm như thế nào, có thực hiện theo cam kết không. Việc triển khai quyết liệt giảm lãi suất thể hiện trách nhiệm cao đối với xã hội và thực hiện tinh thần của Thủ tướng Chính phủ trước sự cấp bách của nền kinh tế nói chung, DN nói riêng.
Ngày 5/8/2021, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến nhằm trao đổi về các vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 03/2021/TT-NHNN (Thông tư 03).
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngày 5/8/2021, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến nhằm trao đổi về các vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 03/2021/TT-NHNN (Thông tư 03).
Dự và chủ trì Hội nghị có ông Nguyễn Quốc Cường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam; tham dự Hội nghị còn có các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng một số Phòng Ban tại Trụ sở chính Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
Website Hiệp hội xin đăng tải danh sách các TCTD đã ủng hộ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 (đợt 4).
Chất lượng nguồn nhân sự là vấn đề cốt lõi quyết định thành công và sự phát triển bền vững trong quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Vì vậy, gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự công nghệ có kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ này là nhiệm vụ "sống còn".
Chị Ba, 32 tuổi, nhân viên Quỹ tín dụng Phong Bắc Trung, huyện Kỳ Anh nói cảm thấy may mắn, bởi trong phút đối đầu với nghi phạm có dao, nếu xử lý không quyết đoán rất dễ trọng thương, nguy hiểm đến tính mạng.
Ngày 30 tháng 7 năm 2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có công văn số 5517/NHNN-TT về việc áp dụng chính sách miễn, giảm phí dịch vụ. Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm phí giao dịch trên ATM, POS xử lý qua NAPAS và phí giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng 24/7.