Chuyển đổi số

  • Văn hóa số và lộ trình xây dựng

    15.03.2024

    Hiện nay, quyết liệt chuyển đổi số, tạo dựng hệ sinh thái ngân hàng mở, tạo ra nền tảng phát triển bán lẻ, tăng doanh thu dịch vụ, gia tăng trải nghiệm của khách hàng là xu hướng chủ đạo của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Theo đó, phát triển nguồn nhân lực với hệ thống giá trị về đạo đức kinh doanh, văn hóa ứng xử và giao tiếp cũng như tạo lập môi trường văn hóa số để mỗi cá nhân phát triển sẽ là động lực to lớn giúp các NHTM tồn tại và phát triển bền vững. Bài viết tập trung phân tích sự cần thiết và đặc điểm của văn hóa số. Trên cơ sở phân tích lộ trình xây dựng văn hóa số, bài viết đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tiến trình xây dựng văn hóa số tại các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng.

  • Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng

    15.03.2024

    Thời gian qua, với mục tiêu lấy khách hàng là trung tâm, ngành Ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện pháp lý và hạ tầng công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thúc đẩy hoạt động ngân hàng số và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán. TTKDTM tiếp tục được tăng trưởng, nhiều dịch vụ ngân hàng đã triển khai trên kênh số, đưa lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả, ngành Ngân hàng cũng gặp nhiều thách thức, trong đó có vấn đề an ninh, bảo mật. Do đó, cần sự phối hợp đồng bộ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các bộ, ngành trong việc hoàn thiện chính sách, tăng cường an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, ngăn chặn và xử lý tội phạm công nghệ cao.

  • Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán

    13.03.2024

    Trong bối cảnh chuyển đổi số, Việt Nam luôn nỗ lực thay đổi, cải tiến và cập nhật những công nghệ hiện đại để áp dụng phát triển trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Internet Banking hay dịch vụ thanh toán trên các thiết bị điện tử trở thành một bước tiến trong giao dịch thương mại. Kể từ thời điểm triển khai việc thanh toán các giao dịch bằng phương thức điện tử, phần lớn nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng đã áp dụng phương thức thanh toán này một cách phổ biến và rộng rãi. Thế nhưng, đi kèm với thành công đó là một thách thức vô cùng lớn đối với nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán với ngân hàng trong việc bảo mật thông tin của người sử dụng dịch vụ Internet Banking. Tình trạng thông tin khách hàng bị lộ và rao bán diễn ra phổ biến nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng đã xâm phạm trực tiếp đến quyền riêng tư về dữ liệu cá nhân của người sử dụng loại dịch vụ này. Xuất phát từ thực tế đó, bài viết tập trung nghiên cứu, phân tích, làm rõ thực trạng pháp luật về nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng dịch vụ thanh toán Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán và từ đó đưa ra một số kiến nghị góp ý hoàn thiện.

  • Thời của chuyển đổi số ngân hàng

    11.03.2024

    Trước xu hướng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào hoạt động ngân hàng, trong thời gian qua, với sự khuyến khích của cơ quan quản lý, các TCTD chủ động triển khai chuyển đổi số, kết nối, hợp tác với các ngành, lĩnh vực khác nhau để hình thành và mở rộng hệ sinh thái số cung ứng sản phẩm dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm.

  • Nâng cao kĩ năng cho người dân khu vực nông thôn trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trên môi trường điện tử

    06.03.2024

    Một trong những sứ mệnh của chuyển đổi số là phổ cập, cá nhân hóa dịch vụ số như giáo dục, y tế, ngân hàng để hướng tới người dân. Ngành Ngân hàng luôn phấn đấu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ trên môi trường điện tử, trong đó có hướng đến phổ cập tài chính tới vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh vô vàn tiện ích từ các dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số, cũng có những rủi ro mà người dân khu vực nông thôn cần được tuyên truyền, phổ biến để đảm bảo an toàn tài khoản, dữ liệu cá nhân...

  • Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

    15.02.2024

    Trong quá trình hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng tại Việt Nam, định danh khách hàng điện tử hay còn gọi là eKYC (Electronic Know Your Customer) đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu. Công nghệ này cho phép các ngân hàng tại Việt Nam cung ứng dịch vụ số hóa, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa hoạt động, đặc biệt trong hoạt động liên quan đến tài khoản thanh toán. Thông qua thực tiễn phát sinh, bên cạnh những thành công đã đạt được vẫn còn nhiều vấn đề pháp lí cần được hoàn thiện để góp phần xây dựng hệ thống ngân hàng Việt Nam theo hướng hiện đại và ổn định.

  • Khai phá sức mạnh dữ liệu số

    15.02.2024

    Theo đánh giá của các chuyên gia, dữ liệu là một loại tài nguyên mới. Thậm chí có ý kiến còn ví dữ liệu là “dầu mỏ”; cũng có người lại gọi là “đầu vào mới của sản xuất”. Đối với ngành Ngân hàng, dữ liệu lại càng quan trọng, nếu được khai thác đúng cách, dữ liệu sẽ giống như “con hổ” được đánh thức, sẽ tạo ra những đột phá cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

  • Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững

    08.02.2024

    Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ là một xu hướng mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới tương lai tài chính hiện đại và linh hoạt.

  • Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng

    05.02.2024

    Trong bối cảnh phát triển sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, xu hướng chuyển dịch các giao dịch theo phương thức truyền thống sang môi trường điện tử gia tăng. Khách hàng được trải nghiệm đa dạng các dịch vụ tiện ích, hiện đại và tiết kiệm thời gian, chi phí. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mà các sản phẩm, dịch vụ số hóa mang lại, xu hướng gia tăng của các tội phạm mạng cũng đặt ra những thách thức về công tác đảm bảo an ninh, an toàn và nhận biết, xác minh chính xác thông tin khách hàng. Nhận thức rõ các vấn đề trên, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động, tích cực triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia phục vụ chuyển đổi số ngân hàng một cách thực chất, hiệu quả đi cùng với chú trọng công tác đảm bảo an ninh, an toàn.

  • Tăng cường đào tạo văn hóa số lĩnh vực ngân hàng theo mô hình ASK trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam

    29.01.2024

    Tóm tắt: Trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng văn hóa số giúp ngân hàng tạo ra nguồn nhân lực với tư duy đột phá sáng tạo, tạo ra các sáng kiến số đổi mới với khả năng thích ứng linh hoạt với thay đổi, từ đó đưa ngân hàng bước lên vị thế cao hơn trên thị trường. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để tổng hợp một số vấn đề cơ bản về đào tạo văn hóa số theo mô hình đánh giá năng lực nhân sự chuẩn quốc tế (Attitude Skill Knowledge - ASK) trong bối cảnh chuyển đổi số, đồng thời trình bày thực trạng của vấn đề này tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam và các cơ sở giáo dục trong quá trình thực hiện chiến lược chuyển đổi số.

  • Cải cách hành chính nhìn từ chuyển đổi số

    28.01.2024

    Việc đi đầu trong chuyển đổi số, xây dựng chính phủ điện tử của NHNN cũng như toàn ngành Ngân hàng, không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động điều hành của NHNN mà còn góp phần cải thiện môi trường kinh doanh thông qua việc tăng khả năng tiếp cận dịch vụ, tín dụng cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy hành trình cải cách hành chính (CCHC) và chuyển đổi số quốc gia.

  • Một số xu hướng về an ninh mạng năm 2024

    25.01.2024

    Với việc công nghệ không ngừng phát triển nhanh chóng, năm 2024 là năm định hình để tiếp tục những đột phá có thể làm thay đổi cách sống, cách giao tiếp của con người. Đổi mới sáng tạo, sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học đang tác động mạnh mẽ tới mọi khía cạnh trong đời sống, trong đó có an ninh mạng.

  • Chuyển đổi số ngân hàng: Một mũi tên trúng nhiều đích

    16.01.2024

    Chuyển đổi số mang lại những lợi ích to lớn cho ngành Ngân hàng, bao gồm tăng cường hiệu quả, minh bạch và đảm bảo an toàn trong giao dịch. Hơn nữa, chuyển đổi số còn mở ra cơ hội cạnh tranh mới, giúp các ngân hàng tăng trưởng kinh doanh bền vững hơn, nâng cao vị thế của mình trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức.

  • Số hóa và tăng trưởng bền vững trong lĩnh vực ngân hàng của ASEAN: Cơ hội và thách thức

    15.12.2023

    Là chủ đề Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 23 đã được tổ chức ngày 06/12/2023 tại Thủ đô Vientiane, Lào. Đây là sự kiện lớn, quy tụ các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và chuyên gia tài chính – ngân hàng trong khu vực ASEAN để thảo luận và chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về các xu hướng, thách thức và cơ hội mới nhất lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Đoàn đại biểu Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tham dự Hội nghị do TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký dẫn đầu cùng đại diện một số tổ chức hội, Cơ quan Thường trực Hiệp hội.

  • Chuyển đổi số trong hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân

    16.10.2023

    Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang tác động đến hầu hết các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Theo đó, làn sóng chuyển đổi số của các ngân hàng đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nêu rõ: Tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước. Với bối cảnh chung như vậy, nhiều vấn đề đã và đang đặt ra có liên quan đến chuyển đổi số mà hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) phải thực hiện theo lộ trình và xu thế phát triển. Bài viết đề cập đến chuyển đổi số trong hoạt động QTDND.

  • Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số tại Quỹ tín dụng nhân dân Bến Quan

    11.10.2023

    Nằm ở phía Tây huyện Vĩnh Linh, địa bàn của Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bao gồm thị trấn Bến Quan và xã Vĩnh Hà. Đây là địa bàn có đa số cư dân thuần nông, chỉ có một khu vực trung tâm ở thị trấn Bến Quan phát triển sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ, với trên 30% dân số là người đồng bào dân tộc Vân Kiều; sản xuất nông nghiệp tại địa phương còn hạn chế do lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, yếu tố thời tiết, tập quán canh tác manh mún, nhỏ lẻ; tiểu thủ công nghiệp - xây dựng - thương mại - dịch vụ chưa có nhiều điều kiện phát triển do cản trở từ địa lí, hạ tầng cơ sở. Tính đến ngày 30/9/2023, QTDND Bến Quan là tổ chức tín dụng duy nhất hoạt động trên địa bàn, có vai trò rất quan trọng trong triển khai các nghiệp vụ tín dụng - ngân hàng.

  • Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và một số giải pháp

    08.09.2023

    Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự “sống còn”, phát triển của các ngân hàng. Trong thời gian qua, công cuộc chuyển đổi số ngân hàng ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế triển khai chuyển đổi số ngân hàng cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ để có thể đạt được mục tiêu trong Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bài viết phân tích thực trạng và nêu ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chuyển đổi số ngân hàng.

  • Ngân hàng HTX Việt Nam: vai trò “Ngân hàng của các QTDND” về chuyển đổi số với hệ thống QTDND

    08.08.2023

    Trong những năm qua, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Ngân hàng Hợp tác) với vai trò là Ngân hàng của các Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) đã luôn sát cánh, đồng hành cùng hệ thống QTDND đẩy mạnh các hoạt động cho vay, cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng đến khu vực nông nghiệp nông thôn, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các thành viên, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và thúc đẩy chính sách phát triển tam nông, xây dựng nông thôn mới.