Thực hiện Thỏa thuận hợp tác toàn diện ngày 13/5/2022 giữa Hiệp hội QTDND Việt Nam và Công ty luật Gattaca. Hiệp hội mở thêm chuyên mục HỎI ĐÁP nhằm hỗ trợ các QTDND hội viên hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Trên cơ sở hợp tác, Công ty Luật Gattaca sẽ hỗ trợ MIỄN PHÍ cho các hội viên của Hiệp hội các nội dung sau đây: • Tư vấn việc áp dụng quy định pháp luật có liên quan đến Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam và QTDND; • Giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật; • Tư vấn phương án giải quyết nợ xấu; • Cập nhật các văn bản pháp luật mới có liên quan Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam và QTDND; • Hỗ trợ cung cấp văn bản pháp luật theo đề nghị của hội viên (nếu có). Đối với các yêu cầu khác, các QTDND hội viên sẽ được hưởng mức phí ưu đãi (giảm 20% so với mức phí mà Công ty Luật Gattaca đang áp dụng cho các khách hàng thông thường), bao gồm nhưng không giới hạn các công việc sau đây: • Tư vấn pháp luật thường xuyên về các vấn đề pháp lý có liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của tổ chức tín dụng; • Soạn thảo, rà soát hợp đồng/mẫu hợp đồng để bảo vệ quyền lợi tối đa của tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật; • Tư vấn soạn thảo, hoàn thiện điều lệ và các văn bản nội bộ của tổ chức tín dụng như: chính sách tín dụng, chính sách quản trị rủi ro, quy định về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm, quy định về giảm miễn lãi, quy định về mua bán nợ, quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro và các văn bản nội bộ khác; • Thẩm định tính pháp lý của dự án đầu tư, tư cách chủ thể, hồ sơ tài sản bảo đảm để hỗ trợ cho việc xem xét cấp tín dụng của tổ chức tín dụng; • Tham gia hoặc làm đại diện để giải quyết các bất đồng, tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng (bao gồm cả đại diện ngoài tố tụng và tham gia tố tụng) bao gồm tranh chấp về quyền đòi nợ, tranh chấp về tài sản bảo đảm và các tranh chấp khác; • Phối hợp hoặc thay mặt cho tổ chức tín dụng xây dựng, thực hiện phương án xử lý và thu hồi nợ có vấn đề; Mọi chi tiết liên hệ: Công ty Luật Gattaca • ? Điện thoại: +84 24 320 41777 | ? Hotline: +84 90 176 3379 • ? Email: lawyer@gattacalaw.vn | ? Website: http://gattacalaw.vn.
Công văn số 176/CV-HHQTD ngày 23/12/2022 về việc Đề xuất xử lý khó khăn, vướng mắc cho tổ chức tín dụng là Hợp tác xã
Công văn số 170/CV-HHQTD ngày 8/12/2022 về việc Tăng cường an toàn hoạt động đối với các QTDND
Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam (Hiệp hội) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/2006. Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, cho đến nay, Hiệp hội đã thực hiên tốt vai trò tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương.
Ngày 22/04/2021, Hiệp hội nhận được công văn số 67/CV-QTD của QTDND Trần Hưng Đạo (Quảng Ngãi) về việc cần bổ sung nhân sự cho Ban điều hành là con dâu Chủ tịch HĐQT. Về vấn đề này, Hiệp hội xin có ý kiến như sau:
Hiệp hội QTDND Việt Nam xin gửi tới QTDND hội viên hướng dẫn về việc hạch toán giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị quyết số 116/2020/QH14 đúng theo hướng dẫn của Nghị định số 114/2020/NĐ-CP ngày 25/09/2020 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại công văn số 9353/NHNN-TCKT, ngày 24/12/2020 về việc hướng dẫn hạch toán giảm thuế TNDN của QTDND theo Nghị Quyết số 116/2020/QH14, Hiệp hội QTDND Việt Nam xin hướng dẫn cụ thể như sau:
Liên quan đến vấn đề thực hiện chính sách thuế, gần đây một số Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) do hiểu chưa đúng các quy định về nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT) và xuất hóa đơn đối với các khoản doanh thu của quỹ dẫn đến bị cục thuế địa phương phạt hành chính. Để các QTDND hội viên hiểu rõ hơn về chính sách thuế liên quan đến các vấn đề trên, Hiệp hội xin làm rõ và trích dẫn một số quy định tại các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động này như sau:
Ngày 17/08/2020, Bộ kế hoạch và đầu tư đã có công văn số 5359/BKHĐT-ĐKKD về việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ của hợp tác xã phản hồi công văn số 94/CV-HHQTD ngày 30/06/2020 của Hiệp hội.
Ngày 19/06/2020, Hiệp hội QTDND Việt Nam đã gửi Bộ Tài chính công văn số 81/CV-HHQTD kiến nghị giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân liên quan đến QTDND.Ngày 04/08/2020, Bộ Tài chính đã có văn bản số 9344/BTC-CST trả lời kiến nghị của Hiệp hội về chính sách thuế.
Ngày 12/12/2019, Hiệp hội đã có công văn số số 222/CV-HHQTD gửi các QTDND hội viên về triển khai thực hiện thông tư số 21/2019/TT-NHNN.Theo đó, Hiệp hội QTDND Việt Nam đề nghị các QTDND hội viên cần giành thời gian nghiên cứu kỹ các quy định của thông tư số 21/2019/TT-NHNN để đưa ra những giải pháp thực thi đúng pháp luật và hiệu quả nhất đối với hoạt động của quỹ.
Nhằm giải đáp những thắc mắc của hệ thống QTDND cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng và hệ thống các QTDND cơ sở trên phạm vi cả nước về Kiểm toán nội bộ QTDND trong việc triển khai Công văn số 44/2011/TT-NHNN. Hiệp hội QTDND Việt Nam đăng tải toàn văn Công văn số 7474/NHNN-TTGSNH giải đáp những thắc mắc xung quanh việc thực hiện những nội dung trong Công văn số 44/2011/TT-NHNN.
Một trong những nội dung mà người cán bộ ngân hàng cần quan tâm khi thực hiện việc cho vay bằng tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất (QSDĐ) là vấn đề giá đất và các quy định về giá đất; Bởi lẽ, giá đất là công cụ kinh tế nhằm giải quyết lợi ích giữa các bên trong quan hệ cho vay vốn tín dụng. Vậy khi cho vay vốn bằng tài sản thế chấp là QSDĐ thì cán bộ tín dụng cần xác định giá trị QSDĐ thế chấp theo phương thức giá nào:
1 - Khái niệm thế chấp, bảo lãnh tài sản - thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ Theo quy định của BLDS năm 2005, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: (a) Cầm cố tài sản; (b) Thế chấp tài sản; (c) Đặc cọc; (d) Ký cược; (đ) Ký quỹ; (e) Bảo lãnh; (g) Tín chấp (Khoản 1 Điều 318). Như vậy, thế chấp, bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Vậy thế chấp, bảo lãnh là gì? ...
Quan hệ tín dụng là mối quan hệ giữa người đi vay với người cho vay; nghiệp vụ tín dụng là thực hiện nhiệm vụ đi vay để cho vay. Việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của Pháp luật.
Sau 2 năm ban hành Quy chế về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (Quyết định 493), vừa qua NHNN đã sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế này bằng Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN (Quyết định 18). Cụ thể, rõ ràng và phù hợp với điều kiện thực tế của các TCTD là những tiêu chí mà NHNN hướng đến khi soạn thảo và ban hành Quyết định 18.
Theo báo Tuổi trẻ oline, trong mục giải đáp pháp luật có bài “Góp vốn thành lập công ty bằng quyền sử dụng đất”. Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam xin trích dẫn bài viết trên để các Hội viên tham khảo và hiểu biết thêm thông tin về việc góp vốn thành lập Doanh nghiệp. Cụ thể:
Cả hai đều có mục tiêu chung cao nhất là giữ gìn sự ổn định, an toàn của hệ thống ngân hàng hay hệ thống các TCTD, giữ gìn lòng tin của dân chúng và khách hàng đối với hệ thống Ngân hàng, hệ thống CTCTD.
Đơn vị, tổ chức kiểm toán không phải là cơ quan quản Nhà nước. Kiểm toán viên, tổ chức hoàn toàn độc lập trong các nhận xét, đánh giá, kết luận kiểm toán của mình. Kiểm toán viên hay tổ chức kiểm toán chỉ có quyền đánh giá