“Làm thế nào QTDND có cơ hội phát triển, giữ thị phần khách hàng trước sự cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại? Làm thế nào QTDND am hiểu pháp luật, vận dụng hiệu quả các quy định của pháp luật? Như thế nào là gắn kết thành viên QTDND?” Đó là những câu hỏi được ông Hoàng Việt Dũng - Phó Cục trưởng Cục 3 - Cơ quan thanh tra Giám sát NHNN nêu ra tại chương trình “Tọa đàm công tác QTDND hệ thống tỉnh Thái Bình” được tổ chức vào ngày 31/5/2022 tại tỉnh Thái Bình.
Ông Hoàng Việt Dũng - Phó Cục trưởng Cục 3, Cơ quan thanh tra Giám sát NHNN phát biểu tại Hội nghị Việc xây dựng thương hiệu chung cho toàn hệ thống QTDND sẽ làm tăng tính liên kết trong toàn hệ thống. Do vậy việc định hình thương hiệu QTDND được Ông Dũng đánh giá khá quan trọng trong bối cảnh hiện nay, giúp QTDND nâng tầm vị thế và làm thay đổi diện mạo hệ thống QTDND, là giải pháp cụ thể để từng bước tháo gỡ các vấn đề nêu trên. Theo Ông Dũng: thương hiệu QTDND phải là một hệ thống thông tin bao gồm công nghệ, cơ sở hạ tầng, yếu tố về sản phẩm dịch vụ, chiến lược và tầm nhìn… bởi đó là những công cụ, phương tiện giúp hệ thống QTDND tồn tại, phát triển & mở rộng thị phần. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của Hiệp hội QTDND Việt Nam và Ngân hàng HTX Việt Nam trong việc tổ chức liên kết hệ thống thông qua công tác đào tạo, cung cấp dịch vụ Công nghệ thông tin.
Ông Nguyễn Quốc Cường - Chủ tịch Hiệp hội QTDND Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng HTX Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Nhận định về vấn đề này, tại hội nghị Ông Nguyễn Quốc Cường - Chủ tịch Hiệp hội QTDND Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng HTX Việt Nam cho rằng tính liên kết hệ thống hiện nay vẫn còn lỏng lẻo, trong đó nhận diện thương hiệu QTDND chưa mang tính thống nhất, mỗi QTDND đang sử dụng biển hiệu khác nhau. Trước đây, QTDND đánh giá ưu điểm của Quỹ so với các NHTM là thủ tục cho vay nhanh chóng, QTDND dễ dàng tiếp cận địa bàn sát sao và thường xuyên nhưng với tốc độ công nghệ số hiện nay thì ưu điểm đó không còn phù hợp khi Chính phủ áp dụng tích hợp điện tử thông tin của người dân thì việc các NHTM tiếp cận người dân trên địa bàn Quỹ đang hoạt động khá dễ dàng. Đồng thời, NHTM đã triển khai các dịch vụ online, gửi tiết kiệm online thì sự cạnh tranh giữa Quỹ và các NHTM càng trở khó khăn hơn. Do vậy Ông Cường đề nghị QTDND phải có sự đánh giá lại tầm quan trọng của thương hiệu, khả năng ứng dụng công nghệ số trong sự phát triển chung của Quỹ để có sự đầu tư và xây dựng chiến lược phát triển dài hơi phù hợp. Trong thời gian tới, Ngân hàng HTX Việt Nam sẽ phối hợp với Hiệp hội QTDND Việt Nam xây dựng chương trình đồng bộ từ biển hiệu, đồng phục, ấn chỉ… cho hệ thống QTDND.
Ông Nguyễn Văn Đoán - Giám đốc QTDND Thống Nhất phát biểu tại Hội nghị Hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay có 85 Quỹ, tình hình hoạt động đến hết tháng 5/2022 nhìn chung đều có sự tăng trưởng mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đánh giá tình hình ứng dụng dịch vụ Ngân hàng số của hệ thống QTDND tỉnh Thái Bình cho thấy mặc dù Ngân hàng Hợp tác đã tổ chức tập huấn, triển khai dịch vụ chuyển tiền tới các thành viên nhưng chưa đạt được 100% sự tham gia các dịch vụ của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, ứng dụng Ngân hàng số Coopbank - Moblie Banking có 38/85 QTD triển khai đăng ký dịch vụ; Chuyển tiền bằng mã QR có 55/85 QTDND đăng ký sử dụng; 60/85 QTDND là thành viên hệ thống ngân hàng điện tử CF-ebank. Theo số liệu trên cho thấy tính liên kết hệ thống thông qua mức độ đồng bộ Công nghệ thông tin ở địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn chưa cao. Điều đó được ông Nguyễn Văn Đoán - Giám đốc QTDND Thống Nhất phát biểu tại hội nghị: các hoạt động của các QTDND độc lập với nhau thiếu sự hợp tác và liên kết chặt chẽ điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng chống đỡ khi gặp khó khăn về thanh khoản hoặc trước những biến động mạnh của kinh tế vĩ mô. Nếu không có sự liên kết chặt chẽ và bền vững, hệ thống QTDND hoạt động rất dễ bị tổn thương, không có cả khả năng chống đỡ trước diễn biến lớn của thị trường và chứa đựng nhiều rủi ro khó tránh khỏi. Nếu không được sự quan tâm tháo gỡ các nút thắt kịp thời, đồng bộ thì rất khó đạt được mục tiêu phát triển bền vững toàn hệ thống vào năm 2030 theo đề án củng cố và phát triển QTDND của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy tính liên kết của QTDND trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng và của hệ thống QTDND toàn quốc nói chung cần được củng cố và gia tăng nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Việc gia tăng tính liên kết phải được đổi mới thông qua các hoạt động và hình thức khác nhau. Trong đó việc định hình thương hiệu QTDND cần được lan tỏa đến các QTDND để tổ chức và thực hiện đồng nhất. Hiệp hội QTDND Việt Nam và Ngân hàng HTX Việt Nam phải là các đầu mối điều phối và hỗ trợ các QTDND thực hiện trong giai đoạn chuyển mình đón nhận những thử thách mới, đúng như vai trò Ngân hàng HTX là ngân hàng của các QTDND và Hiệp hội là mái nhà chung của hệ thống.
Hà Trần.