Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ và quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tội phạm công nghệ cao có xu hướng gia tăng nhanh chóng; diễn biến phức tạp đang trở thành mối lo ngại. Trước thách thức đó, việc phát hiện và phòng ngừa tội phạm công nghệ cao trở thành vấn đề cấp thiết đối với từng ngân hàng và cả hệ thống.
Các định chế tài chính trên toàn cầu đang ngày càng chú trọng vào công tác quản lý dữ liệu như một tài sản chiến lược. Thực tế, vai trò của dữ liệu ngày càng được nâng cao và bắt đầu tạo ra những bước đi tiên phong trong khai thác phục vụ các mục tiêu kinh doanh chiến lược của tổ chức. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại rất lớn nếu công tác quản lý rủi ro công nghệ thông tin yếu kém.
Ngày 18/7/2021, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Công điện số 01/CĐ-NHNN về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid -19 trong tình hình mới.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã, đang tác động mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực trên toàn cầu. Lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Cuộc đổ bộ của công nghệ mới vào lĩnh vực tài chính ngân hàng đã tạo ra những đột phá trong lĩnh vực này cả về quy mô và tính hiệu quả.
Cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta, chúng ta đang chứng kiến sự cải tiến, ứng dụng công nghệ tại nơi làm việc ở tốc độ nhanh hơn bao giờ hết và rất đa dạng trong các ngành nghề khác nhau. Điều này làm thay đổi căn bản, toàn diện cách thức chúng ta sản xuất, sinh sống, làm việc và tương tác lẫn nhau.
Một trong những hoạt động có ý nghĩa của Công đoàn cơ sở Hiệp hội cũng như của toàn hệ thống QTDND trong việc ủng hộ phòng, chống dịch covid - 19
Thống đốc NHNN vừa ban hành Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt của NHNN Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, TCTD khác đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt.
Ngày 16/7/2021, Đảng ủy Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Từ đầu năm đến nay, thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ và phản ứng chính sách phù hợp với diễn biến của tình hình kinh tế trong và ngoài nước, đạt được kết quả tích cực.
Kết nối hơn 95% các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trong hệ thống cùng Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, nhiệm kỳ III (2016 – 2020), Hiệp hội QTDND Việt Nam (Hiệp hội) đã hoàn thành tốt vai trò là cầu nối 2 chiều giữa cơ quan quản lý và các QTDND nhằm tạo dựng môi trường pháp lý thông thoáng cho mô hình hoạt động. Đặc biệt, Hiệp hội còn là “bà đỡ” giúp các QTDND nâng cao nội lực phát triển, khẳng định vị thế và thương hiệu của mình qua công tác đào tạo, tư vấn nghiệp vụ…
Sáng ngày 10/7/2021, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tín dụng 6 tháng cuối năm 2021 và thảo luận Quy định về giới hạn phán quyết cấp tín dụng và Quy định về bảo lãnh ngân hàng. Đồng thời, triển khai công tác ứng phó với dịch Covid - 19, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn ổn định sản xuất kinh doanh.
Với mong muốn sự phát triển lớn mạnh của thành viên, người dân tại địa phương chính là yếu tố phát triển của quỹ nên HĐQT, Ban điều hành quỹ Tiên Động đã đặt ra phương châm “Hợp tác cùng phát triển”.
Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm được sử dụng khá phổ biến trong thực tế cấp tín dụng. Khuôn khổ pháp lý chung về bảo lãnh nằm trong Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 (Bộ luật Dân sự). Pháp luật chuyên ngành cũng bổ sung một số nguyên tắc cho khuôn khổ pháp lý chung này.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Quyết định số 1171/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính tại NHNN giai đoạn 2021-2025.
Trước những diễn biến mới, hết sức phức tạp của dịch bệnh covid-19, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 và phong trào chung tay phòng, chống dịch Covid-19 và an sinh xã hội của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã phát động đến cán bộ, đoàn viên, người lao động hưởng ứng phong trào chung tay phòng, chống dịch Covid-19 và an sinh xã hội.
Nhằm triển khai mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 trong bối cảnh dịch Covdi-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, ngày 29/6/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 (Nghị quyết 63). Trong đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp về tín dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; chỉ đạo các TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp...
Ngày 12/07/2021, Văn phòng Hiệp hội có nhận được một số thông báo của UBND tỉnh Nghệ An về việc hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số sổ phát hành. Hiệp hội xin đăng tải để các QTDND hội viên được biết.
Trước nhu cầu phát triển của nền kinh tế, các quy định về hoạt động cho vay tại Thông tư 39 đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập, cần được NHNN xem xét điều chỉnh phù hợp, trên cơ sở phản ánh của các TCTD.