Một số vấn đề trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại, tập trung đầu tư đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phục vụ hỗ trợ cho gần 1.200 Qũy tín dụng nhân dân (QTDND) thành viên hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn… Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hiện có mạng lưới giao dịch thanh toán bao phủ gần như cả nước với gần 1.000 điểm giao dịch; trong thời gian qua hệ thống công nghệ thông tin được chú trọng đầu tư, không ngừng đổi mới, sáng tạo; lực lượng cán bộ được đào tạo thường xuyên. Tận dụng những nguồn lực này này, thời gian qua, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã liên tục phát triển thêmsản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số phù hợp khả năng tiếp cận, nhu cầu (giá trị giao dịch nhỏ lẻ, tần suất thấp…) của đối tượng khách hàng khu vực nông thôn. Đâu tiên phải kể đến là dịch vụ chuyển tiền CF- eBank của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Sản phẩm CF-eBank đã và đang trở nên quen thuộc với các thành viên của các QTDND tại các vùng nông thôn. Sản phẩm CF- eBank đã giúp người dân thuận tiện giao thương, mở rộng sản xuất kinh doanh hay như là chi trả cho con cái học hành. Đối với những xã miền núi, vùng sâu vùng xa, dịch vụ chuyển tiền CF-eBank của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam không chỉ giúp bà con thuận tiện, chi trả các nhu cầu, dịch vụ đời sống mà hơn thế còn tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại. Đặc biệt là tránh được những rủi ro, nguy hiểm khi trên đường mang tiền ra trung tâm huyện, tỉnh để thực hiện chuyển tiền. Dịch vụ thanh toán chuyển tiền điện tử CF-eBank cũng đã giúp các QTDND mở rộng thị trường, thu hút đông đảo khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi và thực hiện giao dịch chuyển tiền, hỗ trợ phát triển các dịch vụ khác. Sản phẩm thanh toán chuyển tiền điện tử CF-eBank được đánh giá có vai trò và ý nghĩa kinh tế - xã hội hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt, gia tăng sự tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các cá nhân, hộ gia đình cũng như các dịch vụ thanh toán văn minh, hiện đại theo chủ trương của Chính phủ và Chỉ thị của Thống đốc NHNN. Đây cũng là nội dung quan trọng trong thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 theo Quyết định 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ.Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến các đối tượng là những người chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Sản phẩm cấp hạn mức thấu chi cho QTDND tham gia thành viên hệ thống CF-eBank đã hỗ trợ yêu cầu thanh toán tức thời đối với thành viên, khách hàng của QTDND. Số lượng các QTDND có nhu cầu sử dụng dịch vụ này tăng mạnh qua mỗi năm và đã nhận được những phản hồi tích cực và ngày càng được quan tâm, sử dụng. Với thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng, hạn mức thấu chi cho thành viên QTDND từ 20 triệu đồng đối với khách hàng là thành viên QTDND, cán bộ nhân viên, kiểm soát viên chuyên trách là 50 triệu đồng, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát, Kế toán trưởng, Trưởng phòng là 100 triệu đồng. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã phát hành được gần 23 nghìn thẻ thanh toán nội địa, lượng giao dịch thực hiện bằng thẻ theo các hình thức rút tiền mặt qua POS/ATM, thanh toán hàng hóa dịch vụ, chuyển tiền của QTDND tăng mạnh qua từng năm. Trong giai đoạn tới, trước xu hướng toàn cầu hóa, phổ cập tài chính toàn diện và đặc biệt là sự bùng nổ của CMCN 4.0, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam xác định chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ theo hướng tập trung nâng cao trải nghiệm và đáp ứng đồng bộ nhu cầu tài chính ngân hàng của khách hàng thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối và tiến tới triển khai mô hình ngân hàng số. Trong năm 2021, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cũng đã ra mắt Trung tâm Thẻ và dịch vụ Ngân hàng số Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, đánh dấu bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển công nghệ và ngân hàng số của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Trung tâm Thẻ và dịch vụ Ngân hàng số Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ra đời với mục tiêu phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tích hợp dịch vụ ngân hàng hiện đại lên ứng dụng Mobile Banking hướng tới khách hàng, đặc biệt là các QTDND và các thành viên của QTDND… Hiện nay, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đang triển khai hệ thống Mobile Banking, Ebanking, hóa đơn điện tử, nâng cấp hệ thống xếp hạng tín dụng, thông tin báo cáo… Trong thời gian tới, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam sẽ nghiên cứu xây dựng trung tâm giám sát an ninh mạng (SOC), trung tâm dữ liệu dự phòng (DR) nhằm đảm bảo các điều kiện để vận hành an toàn các hệ thống mới. Với vai trò là Ngân hàng của các QTDND, lại có bề dày và kinh nghiệm hoạt động ở thị trường nông nghiệp, nông thôn Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ để hỗ trợ các QTDND phát triển, an toàn, hiệu quả và bền vững...
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiền thân là Quỹ tín dụng Trung ương được thành lập ngày 05/08/1995, năm 2013 được chuyển đổi sang thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Ngày 08/06/2021, Ngân hàng Nhà nước việt Nam đã ban hành Thông tư số 4028/NHNN-TT về việc miễn phí chuyển tiền ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng Covid-19.
Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân, trong đó có các thành viên, hệ thống QTDND và Ngân hàng hợp tác xã đang chịu nhiều ảnh hưởng do dịch bệnh này. Với mong muốn góp phần chia sẻ khó khăn và đồng hành với các QTDND, thời gian qua Hiệp hội QTDND Việt Nam và Ngân hàng hợp tác xã với vai trò tổ chức đầu mối liên kết, hỗ trợ cho hệ thống luôn tích cực hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các QTDND, bám sát cơ sở, lắng nghe, hỗ trợ và phản ánh kịp thời với Chính phủ, NHNN, bộ ngành và chính quyền các cấp về các vướng mắc trong hoạt động QTDND.
Với vai trò là cánh tay nối dài của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, những năm qua, Ngân hàng Hợp tác xã Chi nhánh Phú Thọ đã luôn nỗ lực để nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị đặt ra, vừa đảm bảo vai trò là “ngân hàng” của các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn hoạt động, vừa khẳng định nhiệm vụ của một tổ chức tín dụng đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngày 3/6/2021, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú đã chủ trì cuộc họp với một số đơn vị liên quan để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ.
Ngày 03/6/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản số 3947/NHNN-TD yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp tăng cường phòng, chống và tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch Covid-19.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ về chiến lược mua vắc-xin và huy động mọi nguồn lực trong xã hội để người dân có thể tiếp cận vắc-xin phòng Covid-19 nhanh nhất, nhằm kiểm soát dịch bệnh và tiếp tục thực hiện mục tiêu kép để phát triển đất nước; hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thống đốc NHNN Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 1/6/2021, tại trụ sở Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức lễ phát động ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19.
Phát huy tối đa vai trò là người bạn đồng hành, cung cấp nguồn vốn kịp thời đến các thành viên, các QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hoạt động ổn định, đặc biệt giúp người dân và thành viên vượt qua khó khăn, tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng vào việc phòng chống dịch Covid-19.
Được thành lập từ tháng 6 năm 1996 theo giấy phép thành lập số 101/GP-NHNN của NHNN tỉnh Hải Dương. Xuyên suốt 25 năm xây dựng và phát triển (25/6/1996 - 25/6/2021), thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ tín dụng, phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi, hỗ trợ đắc lực, kịp thời cho các hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa & nhỏ trong việc đa dạng hoá các ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều công ăn việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế địa phương đồng thời tư vấn, hỗ trợ, cung cấp các thông tin hữu ích cho người dân, đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, góp phần vào việc đảm bảo an sinh xã hội… QTDND Thanh Tùng đã khẳng định vị thế, vai trò của mình trong việc góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn nông thôn..
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ về chiến lược mua vắc-xin và huy động mọi nguồn lực trong xã hội để người dân có thể tiếp cận vắc-xin phòng Covid-19 nhanh nhất, nhằm kiểm soát dịch bệnh và tiếp tục thực hiện mục tiêu kép để phát triển đất nước; hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 31/5/2021, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), NHNN đã tổ chức lễ phát động ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19.
Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được thời gian qua và đồng hành cùng công cuộc chuyển đổi số quốc gia, ngày 11/5/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 810/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Để hiểu rõ hơn về Kế hoạch này, Hiệp hội xin đăng lại bài Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước doThời báo Ngân hàng thực hiện.
Thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là biến chủng của Virus Sars-Cov 2 có khả năng lây lan nhanh. Ban Lãnh đạo Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc đã không lơ là, chủ quan; thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Vĩnh Phúc, NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc, Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc; Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc đã tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, chung tay với cộng đồng chia sẻ khó khăn. 100% cán bộ, nhân viên tại Chi nhánh chấp hành nghiêm sự chỉ đạo của cấp trên về phòng chống dịch Covid- 19 và thực hiện đúng quy định phòng chống dịch như khuyến cáo củaBộ Y tế.
Hôm nay, kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam (19/5/1890 - 19/5/2021). Cũng trong tháng 5 lịch sử này, ngành Ngân hàng Việt Nam vừa kỷ niệm tròn 70 năm thành lập. Trong thời khắc ý nghĩa này, nhớ những lời dạy của Bác Hồ năm xưa, từng thế hệ cán bộ Ngân hàng luôn giữ gìn phẩm chất cách mạng, phấn đấu thi đua lao động, học tập, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành.
Cứ đến ngày 19/5, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào, chiến sĩ ai cũng muốn có một món quà kính tặng Người. Nhưng với Bác Hồ, Người từng nói: “Món quà quý nhất đối với tôi là những báo cáo thành tích thi đua ái quốc” và chính vì thế, mỗi dịp sinh nhật Bác là một lần chúng ta lại thấy sáng ngời đức tính giản dị, khiêm nhường của con người vĩ đại ấy.
Ngày 25/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 255/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 và giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, ngành, địa phương để triển kahi thực hiện. Để triển khai nhiệm vụ được giao của ngành Ngân hàng tại kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 255/QĐ-TTg, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị các tổ chức tín dụng:
Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch bệnh Covid -19 trên thế giới vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt ở một số nước láng giềng với Việt Nam, dịch bệnh đang bùng phát mạnh. Trong nước, dịch bệnh bùng phát trở lại với nguy cơ lây nhiễm cao từ cộng đồng do sự xâm nhập của những biến chủng mới của SARS-CoV-2. Với quyết tâm chung tay cùng Chính phủ và cộng đồng trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã kích hoạt tối đa các biện pháp chủ động phòng và chống dịch Covid -19.