Trao đổi với báo chí chiều ngày 9/8 về các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp (DN) của ngành Ngân hàng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh: Từ nay đến cuối năm, bên cạnh yêu cầu các ngân hàng báo cáo thường xuyên kết quả, NHNN sẽ giám sát việc giảm lãi suất của các ngân hàng có thực chất không, số lượng giảm như thế nào, có thực hiện theo cam kết không. Việc triển khai quyết liệt giảm lãi suất thể hiện trách nhiệm cao đối với xã hội và thực hiện tinh thần của Thủ tướng Chính phủ trước sự cấp bách của nền kinh tế nói chung, DN nói riêng.
Ngày 5/8/2021, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến nhằm trao đổi về các vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 03/2021/TT-NHNN (Thông tư 03).
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngày 5/8/2021, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến nhằm trao đổi về các vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 03/2021/TT-NHNN (Thông tư 03).
Chất lượng nguồn nhân sự là vấn đề cốt lõi quyết định thành công và sự phát triển bền vững trong quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Vì vậy, gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự công nghệ có kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ này là nhiệm vụ "sống còn".
Ngày 3/8, tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phát triển ngân hàng số: Mô hình và Giải pháp” do IDG Việt Nam tổ chức, các chuyên gia công nghệ và lãnh đạo ngân hàng cho rằng, đại dịch Covid-19 càng thúc ép các ngân hàng chuyển đổi số nhanh hơn để tiếp cận khách hàng và phát triển kinh doanh.
Các hoạt động an sinh xã hội thời gian qua luôn được ngành Ngân hàng đặc biệt quan tâm, hưởng ứng. Từ năm 2020 tới nay, tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành Ngân hàng đã dành trên 1.550 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng chống COVID-19, mua máy y tế, sinh phẩm chuẩn đoán COVID-19...
Ngày 1/8/2021, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tiếp tục triển khai chương trình giảm phí dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử lần thứ hai trong năm 2021. Theo đó, NAPAS giảm từ 50% đến 75% phí dịch vụ chuyển mạch và bù trừ so với mức phí hiện hành, áp dụng từ ngày 1/8/2021 đến cuối năm 2021.
Xác định chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là vấn đề quen thuộc trong công tác kế toán. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã phát sinh một số khoản chi phí khác. Vậy doanh nghiệp sẽ ghi nhận những khoản chi phí này như thế nào? Từ các quy định của pháp luật, bài viết trình bày và xác định những chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Ngày 30/07/2021, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản số 5517/NHNN-TT về việc áp dụng chính sách miễn, giảm phí dịch vụ gửi các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Để xem chi tiết nội dung văn bản số 5517/NHNN-TT, click vào đây:
Trong 7 tháng năm 2021, Việt Nam có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%.
Kho dữ liệu Thông tin tín dụng (TTTD) do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) quản lý lưu giữ thông tin của gần 47 triệu khách hàng vay, với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng trên cơ sở cập nhật định kỳ, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lý thông tin tự động, tiên tiến.
Theo giới chuyên môn cần tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định về XLNX đảm bảo phù hợp với thực tiễn và tiệm cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Điều đó cũng sẽ giải quyết các vấn đề bất cập, xung đột pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc mà TCTD, VAMC gặp phải trong quá trình XLNX.
Phân tích các báo cáo tài chính quý II/2021 vừa công bố cho thấy có sự gia tăng số lượng ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm. Giảm được nợ xấu, ngân hàng có thêm nguồn lực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.
Theo Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2021 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), lần đầu tiên Việt Nam nằm trong nhóm 20 quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất trên thế giới.
Báo cáo về việc thực hiện mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2021, giải pháp chủ yếu những tháng cuối năm trước Quốc hội sáng nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 1,47% so với cùng kỳ năm 2020, là mức tăng thấp nhất kể từ 2016.
Động thái giảm mạnh lãi suất của các ngân hàng đồng thời nới room tín dụng của NHNN cho thấy hệ thống ngân hàng đã và đang sẵn sàng cung ứng nguồn vốn với giá hợp lý để doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực ưu tiên tận dụng cơ hội phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu đề ra.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) dự báo, nếu thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8/2021, việc tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý I/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,4-6,1%.