Sáng nay (14/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 10, cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD).
Ngày 7/4/2022, tại trụ sở NHNN Việt Nam, Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương (NHTW) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 8, nhiệm kỳ 2020-2025 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy cơ quan NHTW, Thống đốc NHNN.
Dự lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2022 vào sáng ngày 13/4/2022, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã đến thăm gian triển lãm báo chí ngành Ngân hàng.
Kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay, và tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023, do tỷ lệ tiêm chủng cao, đẩy mạnh thương mại và tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng, theo Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2022 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 6/4 cho hay.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều ngày 4/4, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú thông tin, tính đến thời điểm 31/3, tín dụng tăng trưởng tới 5,04%.
Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 06, hệ thống QTDND đã có bước phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả hơn, từng bước đáp ứng nguyên tắc, tôn chỉ, mục đích, quy định của Nhà nước đối với hệ thống QTDND.
Ngày 31/3/2022, NHNN đã tổ chức Hội nghị về hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Chiều ngày 31/3/2022, đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN; Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cùng Đoàn công tác NHNN đã làm việc với Lãnh đạo UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 30/3/2022, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, con số vừa được Tổng cục Thống kê công bố.
Ngày 18/3/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 422/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ.
NHNN đang tích cực triển khai xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong hai năm 2022 và 2023, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Giới chuyên gia nhìn nhận, ngân hàng là một trong những trụ cột trọng yếu để triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD). Theo đó, dự thảo đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 đến ngày 15/8/2025, tức kéo dài thêm 3 năm so với thời hạn hiện tại.
''Cán bộ nữ ngành Ngân hàng đã hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, cân bằng giữa công việc và gia đình, giữa cống hiến và hưởng thụ, giữ được hình ảnh người phụ nữ Việt Nam năng động, sáng tạo, thích ứng với bối cảnh mới''.
Chính sách hỗ trợ lãi suất sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, so với yêu cầu, tiến độ về Nghị quyết 11 của Chính phủ cơ bản các bộ, ngành, địa phương đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt, NHNN đã rất chủ động phối hợp với các bộ, ngành về các giải pháp liên quan đến nguồn tín dụng như phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để soạn thảo Dự thảo Nghị định về hướng dẫn đối với các nguyên tắc, tiêu chí cũng như là các đối tượng để hỗ trợ từ nguồn tín dụng ưu đãi trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…
Để bù đắp chi phí cũng như giúp khách hàng tránh được những rủi ro lừa đảo qua SMS brandname, các ngân hàng cho biết, đã và đang khuyến khích khách hàng chuyển sang sử dụng các tiện ích của ngân hàng số và sử dụng xác thực giao dịch thông qua Smart OTP, thông qua việc tích hợp thêm nhiều tính năng mới, tiện lợi hơn trên ứng dụng ngân hàng số.
Ngày 4/3/2022, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức Chương trình trực tuyến kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, 1982 khởi nghĩa Hai Bà Trưng và tư vấn chuyên đề "Phụ nữ ngân hàng - Sức khỏe và Sắc đẹp". Chương trình được thực hiện tại Hà Nội và kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.