Trong 7 tháng năm 2021, Việt Nam có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%.
Kho dữ liệu Thông tin tín dụng (TTTD) do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) quản lý lưu giữ thông tin của gần 47 triệu khách hàng vay, với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng trên cơ sở cập nhật định kỳ, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lý thông tin tự động, tiên tiến.
Theo giới chuyên môn cần tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định về XLNX đảm bảo phù hợp với thực tiễn và tiệm cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Điều đó cũng sẽ giải quyết các vấn đề bất cập, xung đột pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc mà TCTD, VAMC gặp phải trong quá trình XLNX.
Phân tích các báo cáo tài chính quý II/2021 vừa công bố cho thấy có sự gia tăng số lượng ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm. Giảm được nợ xấu, ngân hàng có thêm nguồn lực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.
Theo Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2021 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), lần đầu tiên Việt Nam nằm trong nhóm 20 quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất trên thế giới.
Báo cáo về việc thực hiện mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2021, giải pháp chủ yếu những tháng cuối năm trước Quốc hội sáng nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 1,47% so với cùng kỳ năm 2020, là mức tăng thấp nhất kể từ 2016.
Động thái giảm mạnh lãi suất của các ngân hàng đồng thời nới room tín dụng của NHNN cho thấy hệ thống ngân hàng đã và đang sẵn sàng cung ứng nguồn vốn với giá hợp lý để doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực ưu tiên tận dụng cơ hội phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu đề ra.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) dự báo, nếu thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8/2021, việc tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý I/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,4-6,1%.
NHNN đã chính thức ban hành Thông tư 03/2021TT-NHNN với nhiều điểm mới “dễ thở” hơn cho các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại. Đối với doanh nghiệp, việc bổ sung thêm phạm vi, đối tượng nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ làm giảm bớt áp lực tài chính lên doanh nghiệp khi các khoản nợ đến hạn sẽ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19. Đối với ngân hàng thương mại, việc sửa đổi tại Thông tư 03 sẽ làm giảm áp lực trích lập dự phòng rủi ro, có nhiều tác động tích cực cả trong ngắn và dài hạn.
Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ và quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tội phạm công nghệ cao có xu hướng gia tăng nhanh chóng; diễn biến phức tạp đang trở thành mối lo ngại. Trước thách thức đó, việc phát hiện và phòng ngừa tội phạm công nghệ cao trở thành vấn đề cấp thiết đối với từng ngân hàng và cả hệ thống.
Các định chế tài chính trên toàn cầu đang ngày càng chú trọng vào công tác quản lý dữ liệu như một tài sản chiến lược. Thực tế, vai trò của dữ liệu ngày càng được nâng cao và bắt đầu tạo ra những bước đi tiên phong trong khai thác phục vụ các mục tiêu kinh doanh chiến lược của tổ chức. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại rất lớn nếu công tác quản lý rủi ro công nghệ thông tin yếu kém.
Ngày 18/7/2021, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Công điện số 01/CĐ-NHNN về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid -19 trong tình hình mới.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã, đang tác động mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực trên toàn cầu. Lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Cuộc đổ bộ của công nghệ mới vào lĩnh vực tài chính ngân hàng đã tạo ra những đột phá trong lĩnh vực này cả về quy mô và tính hiệu quả.
Thống đốc NHNN vừa ban hành Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt của NHNN Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, TCTD khác đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt.
Từ đầu năm đến nay, thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ và phản ứng chính sách phù hợp với diễn biến của tình hình kinh tế trong và ngoài nước, đạt được kết quả tích cực.
Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm được sử dụng khá phổ biến trong thực tế cấp tín dụng. Khuôn khổ pháp lý chung về bảo lãnh nằm trong Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 (Bộ luật Dân sự). Pháp luật chuyên ngành cũng bổ sung một số nguyên tắc cho khuôn khổ pháp lý chung này.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Quyết định số 1171/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính tại NHNN giai đoạn 2021-2025.
Nhằm triển khai mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 trong bối cảnh dịch Covdi-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, ngày 29/6/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 (Nghị quyết 63). Trong đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp về tín dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; chỉ đạo các TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp...