Những năm gần đây có thể nói ngành NH đã rất thành công trong điều hành, góp phần vào ổn định kinh tế, các chỉ tiêu hoạt động NH và kế hoạch của CSTT đều chuyển biến tích cực và đạt kết quả hợp lý. Để đạt kết quả tốt hơn vào năm 2015, làm tiền đề cho giai đoạn 2016 - 2020 thành công, tôi mong NH tiếp tục thúc đẩy CSTT trong mối quan hệ với tái cơ cấu nền kinh tế. Riêng về tái cơ cấu hệ thống NH cũng cần tiếp tục đẩy mạnh, để năm 2015 có hệ thống tổ chức tài chính lành mạnh. Đồng thời, điều hành CSTT đáp ứng nhu cầu chung của nền kinh tế nhưng vẫn phải đáp ứng nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết luận sau phiên chất vấn.
Theo chương trình phiên họp thứ 31 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, chiều ngày 29/9/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Phiên chất vấn này dưới sự chủ trì của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ngày 10/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1612/QĐ-TTg phê duyệt danh mục Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế” do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đồng tài trợ cho Chương trình “Hỗ trợ Quản lý Kinh tế và Nâng cao Khả năng Cạnh tranh - lần thứ hai” (EMCC 2).
Thông tư này được áp dụng đối với BHTG Việt Nam; tổ chức tham gia BHTG bao gồm: NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng hợp tác xã, QTDND và tổ chức tài chính vi mô; người được BHTG; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động BHTG.
Ngày 26/8/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản số 6221/NHNN-PC gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu phối hợp triển khai việc miễn lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm.
Ngày 29/8/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Họp báo thường kỳ tháng 8 về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 8 tháng đầu năm 2014 và định hướng trong thời gian tới. Buổi họp báo do Đ/c Nguyễn Thị Hồng – Phó Thống đốc NHNN chủ trì, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị có liên quan thuộc NHNN.
Ngày 1/8/2014, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tư số 16/2014/TT-NHNN hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại ngân hàng được phép.
Nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (tháng 8/2009-8/2014), thay mặt Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, tôi xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới toàn thể cán bộ, công chức đã và đang công tác tại Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Ngày 24/7/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 5342/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài triển khai Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 21/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thực hiện quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 2 Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 13/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, ngày 06/06/2014, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN (Thông tư 16) hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm. Thông tư 16, có hiệu lực kể từ ngày 22/7/2014, hướng dẫn chi tiết một số quy định về xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi là TSBĐ) bao gồm việc thu giữ, bán TSBĐ, nhận chính TSBĐ thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý TSBĐ. Bài viết này giới thiệu một số nội dung cơ bản của cơ chế xử lý tài sản bảo đảm theo Thông tư 16.
Từ ngày 22/7 tới đây, Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN (TTLT 16) giữa Bộ Tư pháp, Bộ TN&MT và NHNN về hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản đảm bảo (TSĐB) sẽ bắt đầu có hiệu lực. Việc đưa vào áp dụng các quy định tại TTLT này có thể kỳ vọng tháo gỡ những nút thắt trong xử lý nợ xấu và giải quyết các tranh chấp giữa các TCTD với các đơn vị, cá nhân trong trường hợp khách hàng bất hợp tác để xử lý TSĐB.
Ngày 20/5/2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 14/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 22/5/2014 đến hết ngày 31/3/2015.
Ngày 15/5/2014, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức công bố Quyết định của Thống đốc NHNN về việc bổ nhiệm Chánh Văn phòng NHNN. Tham dự buổi lễ có Đ/c Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN; đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN; đại diện lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) và toàn thể cán bộ, công chức Văn phòng NHNN.
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 13/2014/TT-NHNN nhằm hướng dẫn việc cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Thông tư này áp dụng đối với hợp đồng vay vốn tại các ngân hàng thương mại nhằm giảm tổn thật trong nông nghiệp được ký trước ngày 31/12/2020.
NHNN vừa ban hành Thông tư 33/2013/TT-NHNN hướng dẫn thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu (XNK) ngoại tệ tiền mặt của các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi tắt là ngân hàng được phép).
NHNN vừa ban hành Thông tư 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Văn bản số 9542/NHNN-VP của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thông báo chuyển giao nhiệm vụ theo dõi, quản lý và điều hành thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
Với mục tiêu điều hành CSTT của NHNN trong thời gian tới, có thể khẳng định rằng, nếu người dân nào đã gửi tiết kiệm bằng VND, nên tiếp tục gửi. Người dân nào còn đang băn khoăn thì đề nghị hãy nên gửi VND vào hệ thống ngân hàng. Vì đây thực sự là kênh đầu tư an toàn nhất và hấp dẫn nhất, đảm bảo được quyền lợi của người gửi tiền.