Việc chuyển đổi QTDNDTW thành Ngân hàng HTX không chỉ về mặt pháp lý mà với sự chuyển đổi này, chức năng nhiệm vụ của QTDNDTW có thay đổi căn bản. QTDNDTW phải hoàn thiện mô hình, gắn liền với việc tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ điều hòa vốn.
Ngày 26/11/2012, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tư số 31/2012/TT-NHNN quy định về Ngân hàng hợp tác xã (NHHTX) để hướng dẫn việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHHTX, quyền hạn và trách nhiệm của NHHTX; trình tự, thủ tục chuyển đổi Qũy tín dụng nhân dân Trung ương thành NHHTX...
QTDND Hưng Đạo (Đông Triều) được thành lập năm 2006 với số vốn điều lệ ban đầu chỉ có 500 triệu đồng huy động từ 86 thành viên. Sau 6 năm hoạt động, đến nay số vốn điều lệ của Quỹ đã tăng lên trên 1 tỷ đồng với 950 thành viên tham gia.
Thành lập năm 1997, trải qua 15 năm hình thành và phát triển, dễ thấy nhất là từ năm 2007 - 2012, QTDND Tân Hội Đông đã không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động từ xã nhà đến 5 xã liền kề thuộc huyện Châu Thành và huyện Tân Phước.
Ngày 03/10/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 28/2012/TT-NHNN quy định về bảo lãnh Ngân hàng. Về phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh, Thông tư nêu rõ, bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ 6 nghĩa vụ sau đây của bên được bảo lãnh.
Theo kinh nghiệm quốc tế, chỉ những doanh nghiệp hoạt động tốt, được đánh giá, xếp hạng từ mức an toàn trở lên mới được sử dụng các nguồn lực của xã hội để tổ chức sản xuất kinh doanh. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam với tiềm lực kinh tế còn rất hạn chế, không thể giao các nguồn lực quí giá này cho những doanh nghiệp yếu kém, dễ gây lãng phí, thất thoát và gây thiệt hại cho nền kinh tế. Hiệp hội QTDND Việt Nam xin gửi tới quý hội viên bài viết của TS. Nguyễn Hữu Đương (CIC) về vấn đề này.
Đó là đánh giá của Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh sau 2 năm thi đua sản xuất - kinh doanh (2010 -2011) của các HTX, QTDND qua 2 phong trào: “Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, “Kinh tế tập thể tiên phong trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới”.
Thông tư quy định về giao dịch tiền mặt giữa NHNN với các khách hàng nói chung và việc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện giao dịch tiền mặt qua đơn vị đầu mối đối với các tổ chức tín dụng có nhiều chi nhánh trên cùng địa bàn.
Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động, hệ thống QTDND cơ sở đã góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng Nông thôn mới với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển kinh tế tại vùng nông nghiệp nông thôn. Hiệp hội QTDND xin gửi đến hội viên bài thơ: TÍN DỤNG QUÊ TÔI của tác giả Phạm Hữu Quyền, QTDND Nam Trung (Nghệ An).
Tập hợp các dữ liệu mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra một cách rời rạc, chủ yếu mang tính tình thế phải công bố, cho thấy chênh lệch lãi suất bình quân mà các ngân hàng nhận được đang ở vùng “đáy” của nhiều năm trở lại đây.
Trong những năm gần đây hoạt động của hệ thống QTDNDtrên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, thử thách. Song, với sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước, cùng với nỗ lực của các QTDND và kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành nên hoạt động QTDND trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động, trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của địa phương.
Bộ Tài chính có công văn số 8859, ngày 03/7/2012 trả lời công văn số 65 ngày 04 tháng 06 năm 2012 về hạch toán các khoản phụ cấp cho thành viên HĐQT và BKS bán chuyên trách tại QTDND cơ sở.
Sáng ngày 05/6/2012, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 57-CT/TW của Bộ Chính trị về “củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quỹ tín dung nhân dân (QTDND)”. Đồng chí Trần Minh Kỳ Ủy viên BTV Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị
Căn cứ kế hoạch sử dụng vốn cấp phát năm 2012 đã được Ngân hàng thế giới (WB) và cấp có thẩm quyền tại Việt Nam phê duyệt. Từ 08/05/2012 đến 14/05/2012, tại khách sạn Sen Việt, số 33 đường Cao Thắng, TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội QTDND Việt Nam (Hiệp hội) phối hợp với Sở giao dịch III - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam triển khai tổ khóa đào tạo kỹ năng quản lý cho lãnh đạo hệ thống QTDND cho hơn 100 học viên đến từ các QTDND trên cả nước.
Mấy năm gần đây hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, thử thách. Song, với sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước, cùng với nỗ lực của các QTDND và kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành nên hoạt động QTDND trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động, trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của địa phương.
Hiệp hội QTDND Việt Nam (Hiệp hội) đã có Công văn số 26/CV- HHQTD ngày 21/03/2012 về việc đăng ký nhu cầu đào tạo; sau khi tập hợp danh sách cán bộ đăng ký tham gia do các QTDND gửi về, Hiệp hội xét thấy số lượng học viên đã đủ để mở lớp. Vì vậy, Hiệp hội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khóa đào tạo nghiệp vụ Thuế thu nhập doanh nghiệp và Thuế thu nhập cá nhân cho cán bộ QTDND các tỉnh phía Bắc. Giảng viên là chuyên gia Luật giàu kinh nghiệm đến từ Trường Đại học Luật Hà Nội.
Sau 15 năm hoạt động, Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Chí Thạnh đã từng bước khắc phục khó khăn, cải tiến cách cho vay, tạo được niềm tin đối với khách hàng. Nguồn vốn của Quỹ cũng đáp ứng được nhu cầu vay của các thành viên, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Bình Dương, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 10 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) cơ sở đang hoạt động, được phân bố tập trung ở 02 huyện và 03 thị xã, trong đó địa bàn hoạt động được cấp phép gồm 44 xã, phường, thị trấn với tổng số thành viên tham gia 44.128 thành viên. Nhìn chung, thời gian qua các QTDND cơ sở hoạt động hiệu quả, đúng mục tiêu, tạo được lòng tin đối với các thành viên tham gia.