Hiện nay một bộ hợp đồng tín dụng (HĐTD) đang áp dụng cho thành viên/khách hàng vay vốn tại QTDND bao gồm khá nhiều loại mẫu biểu, giấy tờ khác nhau. Việc lập và theo dõi nhiều HĐTD một cách thủ công qua Word, Excel cần nhiều thời gian và dễ xảy ra sai sót hay nhầm lẫn. Hiểu được điều này, Công ty TNHH phát triển và ứng dụng tin học VAPCF (Công ty tin học) đã xây dựng và phát triển phần mềm Hồ sơ tín dụng riêng biệt (LS.NET) với các tính năng phù hợp để có thể hỗ trợ cán bộ QTDND trong thao tác lập, quản lý, theo dõi bộ hồ sơ tín dụng một cách nhanh chóng và đơn giản.
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, đào tạo trực tuyến ngày càng trở thành xu hướng tất yếu. Cùng sự thay đổi đó, các ngày 19, 20/3/2025 và 22/3/2025, Hiệp hội tổ chức khai giảng những khóa học Nghiệp vụ QTDND đầu tiên của năm 2025, triển khai hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến, mang đến sự tiện lợi và hiệu quả cho người học. Thời gian tổ chức khóa học đã được Hiệp hội bố trí rất linh hoạt trong đó: 02 khóa đào tạo sẽ học thứ 2 đến thứ 6 và 01 khóa đào tạo sẽ học vào thứ 7, chủ nhật hằng tuần. Giảng dạy tại các khóa học là các giảng viên được lựa chọn từ Học viên Ngân hàng phân viện Bắc Ninh và Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
Theo chuyên gia AI Nguyễn Văn Khánh, các ngân hàng ứng dụng AI hiệu quả sẽ có lợi thế vượt trội trong việc cạnh tranh, phát triển và phục vụ khách hàng trong kỷ nguyên số.
Lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây, sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các công nghệ mới như công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI)... Tuy nhiên, việc ứng dụng các công nghệ mới cũng phải đối mặt với những vấn đề về an toàn bảo mật như các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến, phần mềm tống tiền, vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm dữ liệu gây ra những rủi ro với tính toàn vẹn và bảo mật. Bài viết nhằm mục đích cung cấp đánh giá về các chiến lược an ninh mạng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để chống lại các mối đe dọa, bảo vệ dữ liệu và tài sản của khách hàng; xem xét bối cảnh hiện tại của các rủi ro mạng mà lĩnh vực tài chính - ngân hàng phải đối mặt, đồng thời nêu bật những giải pháp mà AI mang lại như tự động hóa, dự đoán và khả năng tích hợp với các công nghệ tiên tiến như điện toán lượng tử, Blockchain và Internet vạn vật.
Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) tại tỉnh Nam Định đã triển khai và sử dụng phần mềm ITD-VAPCF từ năm 2011 đến nay. Theo đánh giá từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Nam Định và các QTDND trên địa bàn, phần mềm ITD –VAPCF đã hỗ trợ thực hiện hầu hết các nghiệp vụ của QTDND trên nền tảng số, mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời, phần mềm còn giúp nâng cao khả năng quản lý nghiệp vụ ngân hàng, tổng hợp hệ thống báo cáo và đáp ứng kịp thời các yêu cầu từ cơ quan quản lý.
Việc chuyển giao thành công hệ thống CoreBank với 08 đơn vị đã nâng số QTDND sử dụng phần mềm của Công ty Tin học trên địa bàn tỉnh Bình Định lên con số 14 QTDND.
Chuyển đổi số là quá trình khách quan, muốn hay không thì chuyển đổi số vẫn xảy ra và đang diễn ra. Mỗi cá nhân, tổ chức có thể tham gia hoặc đứng ngoài quá trình đó. Nếu đứng ngoài, sẽ có khoảng cách lớn giữa các tổ chức, doanh nghiệp, lĩnh vực đã thực hiện và chưa thực hiện chuyển đổi số và khoảng cách đó sẽ dần được nới rộng theo cấp số nhân.
Trong thời đại nền kinh tế số, sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI) đã mở ra những cơ hội quan trọng và đột phá trong thực hiện báo cáo tài chính lĩnh vực tài chính, ngân hàng. AI không chỉ nâng cao khả năng dự báo, phân tích mà còn tăng tính minh bạch và chính xác của thông tin tài chính. Bài viết khám phá các ứng dụng tiên tiến của AI trong báo cáo tài chính, bao gồm tự động hóa quy trình báo cáo để giảm thời gian, nhận diện mô hình, xu hướng qua các thuật toán học máy, cũng như cải thiện khả năng dự báo rủi ro tài chính, sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên để tạo báo cáo chi tiết và chính xác hơn. Những tiến bộ này không chỉ giúp các tổ chức, doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình nộp báo cáo mà còn đóng góp vào việc xây dựng một hệ thống kinh tế số thông minh, hiệu quả hơn.
Đây là một trong những giải pháp được Công ty TNHH Phát triển và ứng dụng Tin học VAPCF (Công ty tin học VAPCF) nghiên cứu phát triển và cung cấp tới các QTDND trong nửa đầu năm 2024, hỗ trợ kịp thời với những yêu cầu đối với hệ thống QTDND trong giai đoạn chuyển đổi số và xu thế thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngày 30/5/2024, Hiệp hội QTDND Việt Nam (Hiệp hội) phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Hưng Yên và Học viện Ngân hàng - phân viện Bắc Ninh tổ chức bế giảng và trao chứng chỉ hoàn thành lớp Nghiệp vụ QTDND theo Quyết định số 1011/QĐ-NHNN cho 104 học viên đến từ 62 QTDND thuộc tỉnh Hưng Yên và một số tỉnh, thành phố lân cận.
Trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc và là hướng đi chiến lược. Với nhận thức rõ ràng về việc: Chuyển đổi số không chỉ là thay đổi về công nghệ mà đó là quá trình thay đổi về tư duy, con người và văn hóa doanh nghiệp, trong các ngày từ 17-20/5/2024, tại Thành phố Hà Nội, Hiệp hội QTDND Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn với nội dung: “Chuyển đổi số hệ thống QTDND - từ nhận thức đến hành động” cho 120 học viên là cán bộ Lãnh đạo các QTDND đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Ngày 17/5/2024, Hiệp hội QTDND Việt Nam (Hiệp hội) phối hợp với Học viện Ngân hàng- phân viện Bắc Ninh tổ chức bế giảng lớp Nghiệp vụ Quỹ tín dụng nhân dân theo Quyết định số 1011/QĐ-NHNN cho 98 học viên là cán bộ Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) đến từ 18 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và miền Trung.
Thực hiện nhiệm vụ được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao tại công văn số 1203/NHNN-TTGSNH ngày 27/2/2023 của NHNN Việt Nam về việc hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Tiếp theo lớp nâng cao trình độ nghiệp vụ tín dụng đã được triển khai đến các QTDND trong năm 2023, vừa qua, Hiệp hội QTDND Việt Nam (Hiệp hội) đã phối hợp với Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX) tổ chức lớp thứ hai về Kiểm soát và kiểm toán nội bộ tổ chức tại tỉnh Quảng Bình cho 200 học viên đến từ QTDND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 11/4/2024, Hiệp hội QTDND Việt Nam (Hiệp hội) phối hợp với Học viện Ngân hàng- phân viện Bắc Ninh tổ chức khai giảng lớp Nghiệp vụ Quỹ tín dụng nhân dân theo Quyết định số 1011/QĐ-NHNN cho 76 QTDND đến từ 18 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và miền Trung.
Trong những hoạt động thường xuyên của Công ty Tin học, hoạt động hỗ trợ hướng dẫn khai thác phần mềm và khảo sát trực tiếp tại QTDND luôn được Công ty Tin học chú trọng và đưa vào chương trình công tác hàng năm. Đây là một hoạt động được các QTDND đánh giá có hiệu quả đặc biệt do có nhiều kết quả từ những buổi làm việc, hỗ trợ trực tiếp tại hệ thống QTDND đang ứng dụng phần mềm ITD-VAPCF.
Hiện nay, quyết liệt chuyển đổi số, tạo dựng hệ sinh thái ngân hàng mở, tạo ra nền tảng phát triển bán lẻ, tăng doanh thu dịch vụ, gia tăng trải nghiệm của khách hàng là xu hướng chủ đạo của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Theo đó, phát triển nguồn nhân lực với hệ thống giá trị về đạo đức kinh doanh, văn hóa ứng xử và giao tiếp cũng như tạo lập môi trường văn hóa số để mỗi cá nhân phát triển sẽ là động lực to lớn giúp các NHTM tồn tại và phát triển bền vững. Bài viết tập trung phân tích sự cần thiết và đặc điểm của văn hóa số. Trên cơ sở phân tích lộ trình xây dựng văn hóa số, bài viết đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tiến trình xây dựng văn hóa số tại các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng.
Thời gian qua, với mục tiêu lấy khách hàng là trung tâm, ngành Ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện pháp lý và hạ tầng công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thúc đẩy hoạt động ngân hàng số và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán. TTKDTM tiếp tục được tăng trưởng, nhiều dịch vụ ngân hàng đã triển khai trên kênh số, đưa lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả, ngành Ngân hàng cũng gặp nhiều thách thức, trong đó có vấn đề an ninh, bảo mật. Do đó, cần sự phối hợp đồng bộ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các bộ, ngành trong việc hoàn thiện chính sách, tăng cường an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, ngăn chặn và xử lý tội phạm công nghệ cao.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam (Hiệp hội) với vai trò là đầu mối tổ chức các khóa đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cán bộ hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Quyết định số 1011/QĐ-NHNN, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ QTDND đáp ứng yêu cầu công việc trong đơn vị. Năm 2024, nắm bắt nhu cầu của cán bộ QTDND, Hiệp hội dự kiến tổ chức 03 khóa học tại Bắc Ninh, Phú Yên và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tháng 04/2024 Hiệp hội phối hợp với Học viện Ngân hàng - phân viện Bắc Ninh tổ chức 01 khóa đào tạo Nghiệp vụ QTDND.