Câu chuyện tái cơ cấu các TCTD trở nên “nóng” trong hơn 2 năm gần đây. Và với sự nỗ lực của toàn ngành Ngân hàng, những kết quả khả quan đạt được đã mang lại lòng tin cho khách hàng và toàn xã hội. Trong câu chuyện này, ngoài việc tái cơ cấu thông qua sáp nhập các NHTM, việc tái cơ cấu các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) cũng được quan tâm chỉ đạo của NHNN.
Ngày 20/01/2015, QTDND xã Đại Trạch đã tổ chức Đại hội thường niên năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015. Đại hội diễn ra nghiêm túc, nhanh gọn và thành công tốt đẹp. Tới dự và chỉ đạo Đại hội có đại diện lãnh đạo Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Bình, Liên minh HTX tỉnh, UBND 3 xã Đại Trạch, Nam Trạch, Hòa Trạch và hơn 160 thành viên của quỹ tham dự Đại hội.
Với 20 quỹ phát triển mạnh, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) tỉnh Bắc Giang đóng góp đáng kể vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tính đến 31/12/2014, nguồn vốn huy động tại chỗ của hệ thống QTDND Bắc Giang đạt 783.280 triệu đồng (tăng 37,3%), nhiều quỹ có mức tăng trưởng huy động rất cao như QTDND Chũ 51,4%; QTDND Tân Dĩnh 93%; QTDND Nghĩa Hồ 90,7%...
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đã cho biết như vậy khi chủ trì buổi họp báo về việc đáp ứng nhu cầu tiền mặt và bảo đảm hoạt động ATM trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 do NHNN tổ chức.
Những năm qua, Quỹ tín dụng nhân dân Đông Phú (xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai) đã hỗ trợ vốn, giúp không ít bà con địa phương vượt khó thoát nghèo. Với hình thức đầu tư mang tính tương trợ, nguồn quỹ này góp phần làm giảm nạn vay nóng ở vùng nông thôn.
Từ một xã nghèo nhất huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, đến nay xã Cương Gián đã trở thành xã Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, với một trong những trợ lực quan trọng từ QTDND liên xã Cương Gián - Xuân Liên.
Trong bối cảnh quy mô hoạt động và năng lực tài chính của các QTDND còn nhỏ, Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Ninh Bình luôn nhận thức rõ nhiệm vụ trọng tâm của mình là hỗ trợ cho sự phát triển và bền vững của toàn hệ thống QTDND, đặc biệt là trong vai trò điều hoà vốn. Công tác thành viên luôn được chi nhánh chú trọng, tạo điều kiện ưu tiên về nguồn vốn, lãi suất.
Từ Hợp tác xã tín dụng Như Quỳnh chuyển đổi sang mô hình Quỹ tín dụng nhân dân năm 1993, đến nay, hoạt động của QTDND Văn Lâm (thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) diễn ra khá bình yên. Song chính từ sự nhiệt tình, trách nhiệm, uy tín của những cán bộ nhân viên HTX tín dụng ngày đó, đã giúp hoạt động của Quỹ những năm đầu dù chậm nhưng chắc chắn, làm nền tảng cho sự bứt phá sau này.
Sáng ngày 08/01, Học viện Ngân hàng và Ngân hàng Hợp tác đã tổ chức Lễ trao học bổng cho 20 sinh viên Học viện Ngân hàng đạt thành tích tốt trong học tập, rèn luyện và Nghiên cứu khoa học, năm học 2014-2015.
Phong cách phục vụ thành viên của Quỹ gần như một cửa. Thủ tục nhanh gọn và sự chân tình của các cán bộ Quỹ đã xoá nhoà rào cản lãi suất cho vay của Quỹ dù có “nhỉnh” hơn một chút so với mức của NHTM. Dòng vốn tín dụng đã giúp các hộ dân sản xuất quy mô nhỏ có khả năng tiếp cận vốn phát triển kinh tế.
Ngày 31/12/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký ban hành Thông tư số 46/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
20 năm ấp ủ đưa cho được mô hình QTDND về xã của Bí thư xã Thanh Tân - Phạm Văn Nhận - không chỉ được đền đáp bằng hiệu quả hoạt động của QTDND Thanh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Cùng với những quyết sách táo bạo của chính quyền địa phương, dòng vốn tín dụng của QTDND Thanh Tân đã “bắc nhịp cầu” cho những ngành nghề thủ công, những tổ hợp nghề mới phát triển, đưa Thanh Tân trở thành một xã nông thôn mới điển hình trên toàn quốc.
Năm 2014, mặc dù hoạt động ngân hàng toàn quốc nói chung, tỉnh Thái Bình nói riêng gặp nhiều khó khăn do kinh tế phục hồi chậm, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp... song bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của Tỉnh ủy, HÐND, UBND tỉnh, ngành Ngân hàng Thái Bình đã phấn đấu đạt được kết quả khá cao và toàn diện, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội.
Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 36), sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
Mời tham dự khóa đào tạo về Nghiệp vụ QTDND theo Quyết định số 31/2006/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Sơ đồ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
Hiện nay, tại tỉnh Nghệ An, Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho người dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng các ngành, nghề, dịch vụ... Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của QTDND, đã tạo ra "kênh" vay vốn kịp thời, hiệu quả...
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1997, đến nay hoạt động, kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Yên Lập (huyện Yên Lập) được đánh giá có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành viên, giúp nhân dân vùng cao xóa đói, giảm nghèo, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.