Khối Thi đua các QTDND cơ sở Quảng Bình vừa tổ chức sơ kết hoạt động 06 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2013.
Thông tư số 28/2012/TT-NHNN (Thông tư 28) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng có hiệu lực áp dụng từ ngày 02/12/2012. Sau 6 tháng áp dụng, Thông tư 28 đã góp phần chấn chỉnh việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại các ngân hàng. Tuy nhiên, Thông tư 28 vẫn tồn tại nhiều bất cập cần phải được sửa đổi mới đáp ứng được yêu cầu thực tế về nghiệp vụ bảo lãnh. Trong bài viết này, người viết xin chia sẻ một số bất cập phát sinh trong các giao dịch bảo lãnh và đề xuất sửa đổi, bổ sung.
Ngân hàng Hợp tác (NHHT) đóng vai trò đầu mối quan trọng để thúc đẩy hệ thống QTDND cùng phát triển. Bên cạnh hoạt động chính là liên kết, bảo đảm an toàn của hệ thống thông qua công tác điều hòa vốn cho các QTDND, NHHT còn là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động của các QTDND thành viên, đáp ứng nhu cầu của thành viên QTDND và phát triển lợi ích cộng đồng.
Cùng với sự khẳng định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Thông tư 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 quy định về Ngân hàng Hợp tác xã là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự ra đời Ngân hàng Hợp tác xã tại Việt Nam - Đây được xem là chuyển động mới trong hệ thống các tổ chức tín dụng với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, an toàn và bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng là hợp tác xã trong giai đoạn tới.
Nhìn lại chặng đường đã qua, nhất là sau 12 năm củng cố và hoàn thiện theo tinh thần Chỉ thị 57 của Bộ Chính trị - hệ thống QTDND của tỉnh Hải Dương đã có bước phát triển mạnh mẽ và tương đối toàn diện, thực sự trở thành ngân hàng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn, vì nông dân mà phát triển và thực sự là người bạn đồng hành của nông dân, sát cánh cùng nông dân trên con đường xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Ngân hàng HTX) đã được thành lập dựa trên nền tảng của QTDND Trung ương.
Thực hiện Chỉ thị số 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND (QTDND), hệ thống QTDND trên địa bàn đã hoàn thành việc chấn chỉnh, củng cố, ngày càng phát triển và trở thành mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả trong kinh tế tập thể của tỉnh.
Qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác cũng như qua các chuyến khảo sát các mô hình tín dụng hợp tác tại các nước trên thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quỹ Tín dụng Trung ương (QTDND Trung ương) đã đúc rút ra được nhiều bài học quý báu, phục vụ cho việc ra các quy định, chính sách mới nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân (QTDND) Việt Nam.
Có thể khẳng định sự sáng tạo trong kinh doanh, uy tín trong hoạt động, QTDND Nguyễn Trãi đã góp phần quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của ngành, thực sự là niềm tin của các thành viên và khách hang.
Thời gian qua, Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Việt Nam nhận được nhiều ý kiến của QTDND cơ sở ở một số địa phương phản ánh về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh, thành phố chỉ đạo các QTDND cơ sở trên địa bàn chỉ đạo triển khai xây dựng phương án cơ cấu lại QTDND theo Quyết định số 254/QĐ-TTG ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, về vấn đề này Hiệp hội QTDND Việt Nam đã có công văn gửi đến Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình cho ý kiến giải quyết. Toàn Văn nội dung Công văn như sau:
Ngày 23/7/2013, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) cơ sở 6 tháng đầu năm.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 94/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), trong đó yêu cầu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vốn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP.
Thông báo Thay đổi Thông tin chuyển tiền của Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam như sau:
Thực hiện Chỉ thị số 57-CT/TW ngày 10-10-2000 của Bộ Chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, qua 10 năm thực hiện, Chỉ thị 57-CT/TW đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế hợp tác, đồng thời chứng minh hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân đã góp phần tích cực từng bước xóa đói giảm nghèo và hạn chế nạn cho vay nặng lãi trên những địa bàn có Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động.
Ngày 18/7/2013, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) 6 tháng cuối năm 2013. Tham dự Hội nghị có Ban lãnh đạo NHNN chi nhánh tỉnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc các QTDND cơ sở trên địa bàn.
Từ ngày 13/5/2013 Quỹ tín dụng trung ương đã chính thức kết nạp các QTDND tại địa bàn Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum là thành viên của hệ thống ngân hàng điện tử CF-ebank. Qua thời gian triển khai, 22 QTDND đều đã thực hiện giao dịch chuyển tiền với số lượng giao dịch đi là 232 lệnh đi với doanh số chuyển tiền đi là 24,7 tỷ; số lượng giao dịch đến là 53 lệnh với doanh số chuyển tiền là 16,1 tỷ.
Nhằm đánh giá kết quả đã đạt được và kịp thời khắc phục những mặt còn tồn tại, nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND từ nay tới năm 2020, ngày 09/7/2013 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết triển khai thực hiện Chỉ thị số 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND giai đoạn 2000-2013. Hội nghị đã vinh dự được Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
Tổng kết thực hiện chỉ thị 57-CT/TW tại xã An Ninh đã khẳng định: “Chỉ thị 57-CT/TW của Bộ Chính trị về “Củng cố, hoàn thiện và phát triển Quỹ tín dung nhân dân (QTDND)” được ban hành kịp thời, đúng, trúng đã tháo gỡ nhiều khó khăn cho các QTDND, nhất là các quỹ đang hoạt động kém hiệu quả có nguy cơ giải thể, trong đó có QTDND An Ninh.