Có thể thấy các mô hình nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nghề biển cũng như du lịch được đầu tư hiệu quả từ nguồn vốn của Quỹ tín dụng nhân dân phường Hợp Đức đã trở thành những mô hình mẫu để thôi thúc các thành viên học hỏi, áp dụng và nhân rộng.
Ngày 16/10/2020, tại hội trường UBND xã Kim Chung - huyện Đông Anh - TP. Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Cụm các QTDND phía Bắc Sông Hồng mở rộng.
Sáng ngày 21/10, tại Hà Nội, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII. Tham dự hội nghị có đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.
Chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" do Thủ tướng Chính phủ phát động được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức tối 17/10/2020 tại Hà Nội.
Kinh tế thế giới trong 9 tháng đầu năm 2020 đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Đại dịch Covid-19; thậm chí, nhiều nước rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế. Đại dịch và các biện pháp phòng chống dịch đã tác động tiêu cực đến cả phía cung và phía cầu của nền kinh tế khi các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, sản xuất - kinh doanh,... bị đứt gãy, đình trệ hoặc phục hồi yếu, tâm lý người tiêu dùng, doanh nghiệp, nhà đầu tư thấp. Đến nay, một số nước đã đạt được thành tựu bước đầu trong nghiên cứu và sản xuất vaccine, tạo kỳ vọng về kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế trong năm 2021.
Theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, sau một thời gian triển khai Nghị quyết 42 đã tạo ra nhiều dấu ấn và chuyển biến tích cực trong xử lý nợ xấu. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc về cơ chế cần được tháo gỡ dứt điểm.
Ngày 29/9/2020, tại Hà Nội, Viện Chiến lược Ngân hàng (NHNN) phối hợp với Học viện Ngân hàng tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Quản trị dữ liệu thông minh trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính” (iDMBF 2020). PGS.TS Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc NHNN dự và chủ trì hội thảo.
Ngày 30/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các quyết định điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
Tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Trung ương Chi nhánh Bắc Ninh, trải qua 19 năm phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã (NHHT) Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh đã phát huy tối đa các nghiệp vụ của mình để hỗ trợ thực hiện tốt vai trò là tổ chức tín dụng đầu mối, liên kết hệ thống giữa NHHT với các QTDND trong việc điều hòa vốn, tư vấn hỗ trợ nghiệp vụ, góp phần đảm bảo cho các QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tiếp tục phát triển ổn định, an toàn và bền vững
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết người dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp sẽ được giảm lãi suất khoản vay và tiền mua bảo hiểm cũng được cho vay. Việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp là điều kiện khuyến khích các ngân hàng quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hơn khi cho vay.
Nhằm tiếp tục triển khai các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng và Chỉ thị số 06/2019/CT-Ttg ngày 12/03/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, Công an TP. Hà Nội, cơ quan ban ngành chính quyền các cấp xã, phường, huyện trong việc xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động của QTDND, duy trì an ninh, trật tự trên đại bàn... ngày 22/09/2020, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị chuyên đề về các QTDND cụm Hà Đông, Thanh Oai, Chương Mỹ.
Dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do NHNN tổ chức, ngày 10/9/2020 bằng hình thức trực tuyến, đã nhận được rất nhiều ý kiến của chuyên gia. Với quyết tâm và giải pháp mang tính thực tiễn cao, chúng ta có thể kỳ vọng tài chính toàn diện sẽ sớm được phủ rộng.
Những trợ lực của NHHT Chi nhánh Thanh Hóa từ những hoạt động nghiệp vụ đơn lẻ trong vai trò là ngân hàng của hệ thống các QTDND, hay rộng hơn là những hỗ trợ tổng thể nhiều năm qua đã góp phần củng cố sự phát triển của hệ thống QTDND trên địa bàn.
Kinh tế thế giới, vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Mỹ, Ấn Độ, Braxin; trong khi làn sóng lây nhiễm lần thứ 2 ngày càng rõ nét và chưa được kiểm soát tại nhiều nước...v.v. Kinh tế hầu hết các nước suy giảm mạnh trong quý 2. Từ tháng 7, Chính phủ và NHTW các nước tiếp tục nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh, đồng thời đưa ra nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn để phục hồi nền kinh tế.
Các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh dịch Covid còn phức tạp, nhiều quốc gia chủ trương kích cầu để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế… những tháng cuối năm các TCTD sẽ giảm lợi nhuận biên, đặc biệt là nhóm các ngân hàng có vai trò dẫn dắt thị trường, để giảm thêm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế và DN phục hồi sau dịch. Mặt bằng lãi suất giảm, cộng thêm dịch bệnh trong nước được kiểm soát khá tốt, nhiều quốc gia trên thế giới đã mở cửa giao thương trở lại sẽ thúc đẩy cầu tín dụng tăng.
NHNN vừa điều chỉnh giảm thêm lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa lần giảm lãi suất này, phóng viên Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Võ Trí Thành - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
Trong thời gian qua, một số Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) do hiểu chưa đúng các quy định liên quan đến chính sách thuế dẫn đến sai phạm trong hoạt động và bị Cục thuế địa phương phạt hành chính với chi phí rất lớn. Để các QTDND hội viên hiểu rõ hơn về chính sách thuế, ngày 21/8/2020, Hiệp hội QTDND Việt Nam đã có Công văn 131/CV-HHQTD trong đó có làm rõ và trích dẫn một số quy định tại các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động liên quan đến thuế TNDN và thuế GTGT.
Có thể khẳng định việc triển khai thực hiện Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”) và Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD đã mang lại nhiều thành quả đạt được đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng.