Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh mới nhất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Dự báo, thống kê) tiến hành vào tháng 6/2018, hầu hết các TCTD đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng tốt trong quý II/2018 và kỳ vọng kết quả năm nay tăng cao hơn so với năm trước, mặt bằng lãi suất giữ ổn định, các TCTD kỳ vọng huy động vốn đến cuối năm nay tăng trưởng cao hơn so với cuối năm 2017.
Lãnh đạo NHNN cho biết, từ nay đến cuối năm 2018, NHNN vẫn tiếp tục điều hành theo chỉ tiêu định hướng đề ra từ đầu năm và phối hợp đồng bộ các công cụ giải pháp với liều lượng cũng như thời điểm hợp lý.
Tính đến thời điểm 20/6, tổng phương tiện thanh toán tăng 7,96% so với cuối năm 2017. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đạt 6,35%.
Nợ xấu giảm mạnh, kỳ vọng tăng trưởng cao nhưng có 3 rủi ro cần cảnh giác.
Với việc phát triển và mở rộng các dịch vụ ngân hàng, các QTDND không chỉ có thêm dịch vụ mới thiết thực với các thành viên của các QTDND, mà còn là sợi dây tạo sự gắn bó hơn giữa NHHT với QTDND, góp phần nâng cao uy tín của QTDND trên địa bàn...
Tuần qua thị trường tiếp tục chứng kiến lãi suất huy động (LSHĐ) của nhiều NHTM được điều chỉnh. Không chỉ các NHTM Nhà nước mà cả các NHTMCP nhỏ cũng đã điều chỉnh giảm LSHĐ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Quyết định về việc kiện toàn lại Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm ngành Ngân hàng.
Việc học và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác có tác dụng rất lớn, tạo sự lan tỏa và chuyển biến rõ nét về tư tưởng và hành động của phần đông cán bộ, đảng viên và nhân dân.
TS. Cấn Văn Lực đánh giá việc NHNN ban hành Thông tư 15 vào thời điểm này rất phù hợp nhằm lành mạnh hóa hơn nữa hoạt động của các TCTD cũng như muốn tách bạch hoạt động mua TPDN để đánh giá thực chất hơn về nợ xấu.
Hơn 4 năm kể từ khi Thông tư số 03/2014/TT-NHNN (Thông tư 03) của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (Quỹ bảo toàn) có hiệu lực. Việc vận hành có hiệu quả hoạt động quỹ thêm một lần nữa khẳng định tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính liên kết và tương trợ trong hệ thống QTDND nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và duy trì sự phát triển an toàn, bền vững của từng QTDND và của cả hệ thống qua việc cho vay hỗ trợ có hoàn trả cho QTDND khi gặp khó khăn về tài chính, khó khăn chi trả để có thể khắc phục trở lại hoạt động bình thường. Uy tín và vị thế của hệ thống QTDND vì thế ngày càng được nâng cao trước thành viên cũng như các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Bài viết này tập trung nêu lên xu hướng phát triển của các định chế tài chính - ngân hàng trên thế giới dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, từ đó nêu lên xu hướng phát triển của các định chế tài chính - ngân hàng Việt Nam cũng không ngoài xu hướng của các định chế tài chính thế giới, là cơ hội của sự phát triển nhưng cũng không ít thách thức mà hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt trước ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0. Đồng thời bài viết cũng đưa ra 6 vấn đề mà các định chế tài chính - NH Việt Nam cần thực hiện để tận dụng tối đa cơ hội và vượt qua được những thách thức phải đối mặt.
Vừa qua, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Đào Minh Tú đã có buổi làm việc với đại diện Tổ chức Development International Desjardins (DID) về Dự án Đẩy mạnh hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tài trợ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
Số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2017, khoảng 49,3 triệu người Việt Nam không có tài khoản tại ngân hàng.
Đó là thông tin đã được NHNN công bố tại buổi họp báo về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2018, do NHNN tổ chức, chiều (11/6). Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chủ trì buổi họp này.
Hoạt động với đầy đủ chức năng của một “ngân hàng thu nhỏ”, thời gian qua, QTDND An Ấp (Quỳnh Phụ) luôn nỗ lực để mọi người dân trên địa bàn đều được sử dụng các dịch vụ tiện ích, từ đó phục vụ kịp thời nhu cầu giao dịch của nhân dân.
NHNN thời gian qua đã chỉ đạo mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn ngân hàng.
Bài viết bàn về hộ gia đình với tư cách là một đối tượng vay vốn. Vấn đề pháp lý về việc cho vay đối với hộ gia đình tại Việt Nam hiện nay thực hiện theo những quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 và Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
Trong khuôn khổ Dự án “Đẩy mạnh hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân-STEP”, ngày 01/6/2018 Ban quản lý Dự án và Ngân hàng hợp tác đã phối hợp tổ chức Hội thảo về xây dựng kế hoạch phát triển tổ chức cho Ngân hàng Hợp tác (IDP) tại phòng họp Hoa Sen – trụ sở chính Ngân hàng Hợp tác.