20.03.2019 07:00

Khai giảng lớp đào tạo nghiệp vụ QTDND tại Sóc Trăng

Ngày 16/03/2019 Hiệp hội QTDND Việt Nam đã phối hợp với Học viện Ngân hàng – phân viện tổ chức khóa đào tạo Nghiệp vụ QTDND theo QĐ 1011/QĐ- NHNN tại tỉnh Sóc Trăng cho các QTDND học viên các  QTDND tại tỉnh Sóc Trăng và một số tỉnh lân cận.

Đến dự buổi lễ khai giảng có Ông Phạm Kim Hùng - Phó Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng; TS. Nguyễn Thị Kim Thanh - Phó Tổng thư ký Hiệp hội; Ông Lê Văn Chơn - Giám đốc NHHTX chi nhánh Sóc Trăng, Ông Trần Bùi Quốc Tuệ - Giám đốc Học viện Ngân hàng- Phân viện Phú Yên và 88 học viên tham gia khóa học.

 

Ông Phạm Kim Hùng – Phó giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại lễ khai giảng

Phát biểu tại lễ khai giảng ông Phạm Kim Hùng – Phó giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Sóc Trăng cho biết:Trong đầu năm 2019, NHNN mới ban hànhQuyết định 209/QĐ-NHNN ngày 31/01/2019 “về việc phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” trong đó đã có cụ thể nhiệm vụ cho từng đơnvị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Ngân hàng Hợp tác xã và Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam (Hiệp hội), theo đó chúng ta phải làm tốt nhiệm vụ này, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. Đặc biệt với mục đích củng cố thật vững chắc đối với hoạt động của các QTDND theo Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” đòi hỏi chúng ta phải trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng cán bộ của QTDND để phát triển bền vững hệ thống QTDND.

Ông cho rằng, lớp đào tạo nghiệp vụ QTDND là lớp kiến thức nền, trong lịch sử được gọi là lớp chứng chỉ hành nghề,mặc dù các học viên đã có kiến thức tốt, trình độ cao, nhưng vẫn phải tham gia lớp học này không những để cật nhật những thông tư, quy định mới ban hành mà còn để tiếp thu kinh nghiệm chia sẻ lẫn nhau giữa các học viên.Theo quan sát của ông, trong lớp học này chiếm đến 1/3 là các cán bộ đã đủ điều kiện, kinh nghiệm vững chắc để được NHNN phê chuẩn giữ các chức danh chủ chốt tại QTDND, có những Chủ tịch, Giám đốc đã có bề dày kinh nghiệm từ năm 1993 hiện nay vẫn còn trụ vững ở đây và họ đều là những người có tâm và đạo đức tốt. Về phía NHNN với vai trò quản lý địa phương, ông rất trân trọng việc tham gia đầy đủ khóa học của các học viên QTDND, có những quỹ đã chủ động đăng ký đi học lại để củng cố và cật nhật thêm kiến thức mới.

Kết thúc bài phát biểu, ông gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Hiệp hội đã tạo điều kiện sắp xếp và tổ chức khóa học này, qua ông mong rằng Hiệp hội sẽ tổ chức các lớp học chuyên sâu về tín dụng, kế toán, pháp luật cho cán bộ các QTDND để họ chứng minh được năng lực phát triển của mình trong thời kỳ hội nhập.

 

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh – Phó Tổng thư ký Hiệp hội QTDND Việt Nam phát biểu tại lễ khai giảng

Phát biểu tại lễ khai giảng Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh – Phó Tổng thư ký Hiệp hội QTDND Việt Nam cho biết:Trong 2 năm gần đây, Chính phủ, NHTW, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố đã rất quan tâm tạo điều kiện và đưa ra rất nhiều những giải pháp vào trong các Chỉ thị, Đề án để củng cố và phát triển hệ thống QTDND ngày một tốt hơn, một trong những giải pháp để nâng cao năng lực hệ thống QTDND đã được đưa ra tại Chỉ thị 06/CT-NHNN của NHNN ngày 02/10/2018 “về việc chấn chỉnh, tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật nhằm đảo bảo an ninh, an toàn hoạt động trong hệ thống Quỹ tín dung nhân dân” trong đó nêu rõ “Tăng cường công tác đào tạo và tự đào tạo để nâng cao kiến thức về nghiệp vụ tài chính ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành của đội ngũ quản lý, điều hành kiểm soát QTDND....của QTDND theo quy định của NHNN phải được đào tạo, đào tạo lại theo chương trình chuẩn hóa do NHNN ban hành”.

Bà chia sẻ thêm, với kinh nghiệm đã từng trải qua rất nhiều vị trí trong ngành ngân hàng: 10 năm công tác tại NHTM, 15 công tác tại Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN, 7 năm công tác tại Viện chiến lược – NHNN, 1 năm tại Ngân hàng BIDV và hiện tại trên cương vị Phó Tổng thư ký, giữ trách nhiệm của Hiệp hội bà thấy rất yêu quý công việc này và mong muốn được tiếp cận nhiều hơn với các QTDND để tìm hiểu thêm những ưu điểm đặc biệt trong mô hình này. Để tạo sự gắn kết hơn giữa Hiệp hội với các cơ quan quản lý địa phương, các QTDND hội viên, trong thời gian qua Hiệp hội đã có rất nhiều những buổi khảo sát thực tế và làm việc với NHNN chi nhánh các tỉnh,văn phòng đại diện Hiệp hội, các QTDND để tìm hiểu những khó khăn mà các QTDND đang gặp phải cũng như đi sâu tìm hiểu những điểm khác của mô hình này so với các NHTM. Theo bà, ưu điểm lớn nhất của QTDND mà cảm nhận được đó là sự chân thành, tình cảm và sự gắn kết chia sẻ lẫn nhau trong hệ thống, chính vì vậy các học viên  phải học tập không ngừng và tích lũy kinh nghiệm để củng cố và phát triển mô hình này được tốt hơn.

Sau lời phát biểu, Bà bày tỏ niềm vui mừng về sự đặc biệt của khóa học này bởi vì khóa học không những có rất nhiều chủ tịch, giám đốc, Ban KS các QTDND tham gia mà còn được diễn ra vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần, các học viên sẽ phải hy sinh hai ngày tái tạo sức lao động tham gia khóa học. Bà hi vọng với những kiến thức mà giảng viên sẽ truyền tải sắp tới kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn sẵn có trong hoạt động tại QTDND sẽ tạo động lực cho các học viên học tập, trau dồi kĩ năng góp phần phát triển bền vững hệ thống QTDND.

Ban Đào tạo

Các tin liên quan