Hệ thống QTDND những năm qua đã khẳng định là một kênh dẫn vốn hiệu quả, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo,thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp nông thôn… Tuy vậy, trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng và xu thế cách mạng công nghệ 4.0, hệ thống QTDND cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức, đòi hỏi hệ thống QTDND cần phải có các giải pháp bứt phá để phát triển an toàn, bền vững.
Bộ mặt nông thôn được đổi mới từng ngày một phần cũng nhờ đồng vốn của hệ thống QTDND.
Hiệu quả của một mô hình
Sau hơn 24 năm thành lập và phát triển, hệ thống QTDND đã có những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội. Đến nay, hệ thống QTDND bao gồm 1.177 quỹ trải khắp 58 tỉnh/thành phố với tổng tài sản hơn 100.000 tỷ đồng và gần 2 triệu thành viên chủ yếu ở khu vực nông thôn.
Sự ra đời và hoạt động của QTDND không những góp phần tích cực trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp – nông thôn, mà còn hạn chế được tệ nạn cho vay nặng lãi và các hình thức biến tướng của nó ở các miền quê.
Hiệu quả của mô hình QTDND đã được ghi nhận tại nhiều địa phương trên cả nước. Thực tế cũng cho thấy, nơi nào có QTDND hoạt động, nơi đó vắng bóng tín dụng đen, hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, việc ứng dụng các tiến bộ kho học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. Không những vậy, đồng vốn của QTDND góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; qua đó tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông thôn, góp phần an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ dần tệ cho vay nặng lãi ở các vùng nông thôn. Bộ mặt nông thôn được đổi mới từng ngày một phần cũng nhờ đồng vốn của hệ thống QTDND.
Ông Lâm Xuân Minh - Giám đốc QTDND Nhị Trường, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh cho biết, nhiều năm trước, đời sống của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn, do nguồn vốn thiếu, tình trạng bà con phải vay nặng lãi ở bên ngoài với lãi suất từ 12 - 15% khá phổ biến. Nhưng từ khi có QTDND Nhị Trường ra đời, tình trạng vay ngoài chỉ còn rất ít so với trước.
Còn theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia Tài chính- Ngân hàng từng trả lời trên báo chí rằng, hệ thống QTDND từ lâu vốn là nguồn cung cấp tín dụng rất tốt cho hàng triệu người dân ở nông thôn, đặc biệt là ở những vùng nuôi tôm, cá, trồng cây ăn trái, nuôi bò, heo...Đối với phần lớn nhu cầu vay ngắn hạn với số tiền chỉ vài chục triệu đồng, vai trò của QTDND góp phần tích cực trong việc đẩy lùi nạn tín dụng đen.
Vẫn còn những… “con sâu làm rầu nồi canh”
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực, bên cạnh sự nỗ lực hoạt động theo đúng tôn chủ mục đích “tương trợ” của đa phần các QTDND, vẫn còn đây đó một vài QTDND chưa bám sát mục tiêu hoạt động, có biểu hiện chạy theo lợi nhuận, các quy chuẩn về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ chưa được coi trọng đã tạo nhiều tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động và gây ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống.
Bên cạnh đó, hiện năng lực tài chính của các Quỹ còn khá mỏng; trong khi trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên của đa phần các Quỹ còn rất yếu kém, tác phong làm việc tuỳ tiện, khả năng thẩm định dự án và kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các thành viên rất hạn chế. Đó là nguyên nhân dẫn tới tình trạng QTDND cho vay vượt mức quy định vốn tự có, cho vay ngoài thành viên, ngoài địa bàn, cho vay sai đối tượng, cho vay thế chấp tài sản không đúng quy định… vẫn đang xảy ra.
Một trong những bất cập dễ nhận thấy nhất ở hệ thống QTDND hiện nay là các QTDND chưa có hệ thống quản lý và kiểm soát thông tin khách hàng tốt. Tuy hầu hết QTDND đến nay đã áp dụng công nghệ vào hoạt động nhưng trình độ vận hành và quản lý công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ tại các QTDND chưa đáp ứng yêu cầu…
Ngoài ra, một số QTDND còn vận hành kiểu “gia đình”, khâu kiểm soát, giám sát nội bộ lỏng lẻo, một số Qũy còn xuất hiện tình trạng thẩm định, xét duyệt cho vay còn sơ sài, không đúng quy định nội bộ, cho vay khách hàng ngoài thành viên; hồ sơ giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn chưa bảo đảm quy định; không thực hiện đúng quy định nội bộ về bảo đảm tiền vay, trong đó có việc không đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ theo quy định... Ở một số quỹ, việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro sai một số khoản nợ; hạch toán không đúng tài khoản, không đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định, việc quản lý giấy tờ, hồ sơ, sổ sách chưa thực sự chặt chẽ.
Cần giải pháp bứt phá…
Trong bối cảnh đó, để phát triển hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của QTDND trong thời gian tới, rất cần sự quan tâm, chỉ đạo hơn nữa từ các cấp quản lý. Theo đó, NHNN Việt Nam sớm ban hành Thông tư quy định về mạng lưới Ngân hàng Hợp tác và QTDND, Thông tư quy định về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, thanh lý, phá sản đối với hệ thống TCTD là hợp tác xã và các văn bản pháp quy khác tạo hành lang pháp lý giúp tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình hoạt động, nhằm hướng dẫn, chấn chỉnh và uốn nắn các QTDND hoạt động đúng mô hình tổ chức hợp tác xã, đúng tôn chỉ mục đích, phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững theo mục tiêu chung của hệ thống.
NHNN cũng cần xem xét thành lập lại đơn vị đầu mối chuyên trách trong bộ máy NHNN Việt Nam để trực tiếp quản lý hoạt động của loại hình TCTD là hợp tác xã (bao gồm Ngân hàng Hợp tác và các QTDND) nhằm tiếp tục củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống TCTD này thực sự trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống các TCTD Việt Nam.
Với các chi nhánh NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hệ thống QTDND. Cụ thể cần hoàn thiện các quy định nội bộ về quản trị, kiểm soát, điều hành, các quy định nội bộ về hoạt động tín dụng, kế toán, ngân quỹ, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để có biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời. Đồng thời triển khai quyết liệt đề an tái cấu các QTDND nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, điều hành của các QTDND.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là ý thức tuân thủ hoạt động của các QTDND. Theo đó, các QTDND cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả chuyên môn nghiệp vụ lẫn đạo đức nghề nghiệp. Muốn vậy, cần tăng cường công tác giám sát cán bộ trong khâu tuyển dụng, sau tuyển dụng và định kỳ. Định kỳ, QTDND phải thực hiện đánh giá cán bộ về các mặt như tuân thủ chấp hành các chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp…
Song song với đó phải tăng cường kiểm tra kiểm soát cả trước, trong và sau khi cấp tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng. Có thể khẳng định,hoạt động tín dụng có vai trò quyết định đối với quy mô và hiệu quả của QTDND cơ sở. Để thực hiện tốt giải pháp này, các QTDND cơ sở cần mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn; Hoàn thiện quy trình, thủ tục cho vay; Rút ngắn thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay; Nâng cao khả năng phân tích, thẩm định dự án và tư vấn cho khách hàng vay vốn.
Đặc biệt phải tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm phát hiện, cảnh báo sớm và kịp thời những tồn tại yếu kém, rủi ro vi phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động; Tăng cương các hoạt động quảng cáo, marketing, nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.Thiết lập hệ thống quản trị rủi ro và hệ thống thông tin quản lý tại các QTDND cơ sở: Quản trị rủi ro và hệ thống thông tin quản lý là những yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng.
Đối với Ngân hàng Hợp tác, để có thể đảm đương tốt vai trò “Ngân hàng của các QTDND”, Nhà nước nên xem xét, giảm mức thuế thu nhập của Ngân hàng Hợp tác và quy định phần thuế được giảm này phải được dùng vào mục đích trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của Ngân hàng Hợp tác.
Ngân hàng Hợp tác cũng cần tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều hòa vốn khả dụng đối với các QTDND cơ sở theo nguyên tắc nhanh gọn, đơn giản và linh hoạt. Tăng cường nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm hỗ trợ các QTDND; Tăng cường hoạt động cho vay đồng tài trợ giữa Ngân hàng Hợp tác với các QTDND. Theo đó, để đảm bảo an toàn hoạt động, QTDND chỉ đáp ứng được những khoản vay trong một hạn mức nhất định. Khi những dự án vay vốn lớn vượt quá khả năng đáp ứng của QTDND bị từ chối, khách hàng sẽ tìm đến các TCTD khác và như vậy QTDND sẽ bị mất khách hàng. Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng Hợp tác phải Nguồn: Coopbank13.11.2024
30.10.2024