14.06.2024 10:50

Hướng dẫn QTDND thực hiện Kiểm tra, kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá định kỳ

Câu hỏi: Định kỳ kiểm tra, kiểm kê tiền mặt, giấy tờ có giá của QTDND được thực hiện như thế nào?

Trả lời:
Để thực hiện đúng việc kiểm tra, kiểm kê bàn giao tiền mặt, giấy tờ có giá tại QTDND, QTDND cần căn cứ vào Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xây dựng ban hành quy định nội bộ cho QTDND.

Theo đó tại Điều 59 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định định kỳ kiểm tra, kiểm kê bàn giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá có một số điểm QTDND cần chú ý như sau:

1. Kiểm tra toàn diện công tác đảm bảo an toàn kho quỹ và tổng kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá mỗi năm 2 lần, thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 01 và ngày 01 tháng 7.
2. Kiểm kê tiền mặt thuộc Quỹ tiền mặt của QTDND, giấy tờ có giá, tài sản quý vào cuối giờ làm việc hàng ngày.
3. Kiểm tra, kiểm kê đột xuất trong các trường hợp:
a) Khi thay đổi các thành viên giữ chìa khóa cửa kho tiền;
b) Khi thay đổi ổ khóa hoặc bị mất chìa khóa cửa kho tiền;
c) Khi nghi có kẻ gian xâm nhập kho tiền, quầy thu chi tiền mặt hoặc tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vận chuyển trên đường; phát hiện có nhầm lẫn về tài sản trong khi xuất nhập kho tiền và thu chi tiền mặt;
d) Khi có lệnh hoặc văn bản kiểm tra kho tiền của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 39 Thông tư Thông tư 01/2014/TT-NHNN;
đ) Kiểm tra việc kiểm đếm, tuyển chọn tiền mặt.
5. Giám đốc có quyền tổ chức kiểm kê, tổng kiểm kê đột xuất tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bất kỳ lúc nào
Ngoài ra, QTDND cần đưa ra những hướng dẫn cụ thể hơn về việc định kỳ kiểm tra, kiểm kê tiền mặt, giấy tờ có giá đối như:

1. Về nội dung, phương pháp kiểm tra
Kiểm tra toàn diện hoặc từng mặt việc chấp hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ thị...của NHNN, QTDND về công tác tiền tệ - kho quỹ, có nhận xét đánh giá bằng văn bản; nêu rõ, cụ thể những vấn đề tồn tại và kiến nghị biện pháp khắc phục.
Kiểm tra sự chính xác của việc ghi chép sổ sách, chấp hành quy định sửa chữa số liệu do ghi chép sai; sự khớp đúng số liệu trên chứng từ, sổ quỹ với sổ kế toán.

2. Thủ quỹ hoặc thủ kho tiền có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho kiểm tra, kiểm kê:
- Đóng gói, niên phong, sắp xếp tài sản gọn gàng, khoa học theo đúng quy định; xuất trình đầy đủ hiện vật, chứng từ, sổ sách có liên quan phục vụ cho kiểm tra, kiểm kê;
- Có mặt tại chỗ để bảo quản tài sản, sổ sách và chứng kiến việc kiểm tra, kiểm kê, tạo điều kiện cho kiểm tra, kiểm kê được chính xác, đầy đủ; nhưng không được trực tiếp tham gia kiểm đếm tài sản kiểm kê;
- Thủ quỹ hoặc thủ kho tiền có quyền và có nhiệm vụ xem xét lại toàn bộ tài sản, sổ sách, giấy tờ, nội dung biên bản, trước khi xác nhận kết quả kiểm tra, kiểm kê để ký vào biên bản.

3. Cuối giờ làm việc hàng ngày, khi đã ngừng giao dịch với khách hàng, Giám đốc tổ chức việc kiểm kê tiền mặt tồn quỹ,...Các thành viên kiểm kê phải trực tiếp xem xét kỹ việc đóng và niên phong bó (túi), bao theo đúng quy định. Đối với tiền chưa chẵn bó (túi), phải kiểm đếm tờ (miếng). Khi thấy cần thiết có thể mở một số bao, bó (túi) hoặc tất cả các bao, bó (túi) tiền mặt, ngoại tệ, ngân phiếu thanh toán để kiểm đếm từng tờ (miếng). Sau khi kiểm đếm xong phải đóng bó (túi), bao, niêm phong lại theo đúng quy định; phải ghi chi tiết từng loại tiền vào sổ quỹ hoặc sổ kiểm kê. Đối chiếu tổng số tiền mặt thực tế đã kiểm kê với số dự trên sổ quỹ và sổ kế toán, nếu có sự chênh lệch giữa tiền mặt thực tế với số sách thì phải xử lý kịp thời theo quy định.

Trường hợp QTDND sử dụng công nghệ mới trong giao dịch tiền mặt không không sử dụng sổ quỹ thì đối chiếu với sổ sách có liên quan của kế toán (liệt kệ giao dịch tiền mặt trong ngày của thủ quỹ, kế toán)…
Nam Sơn.

Các tin liên quan