Ngày 27/7/1993, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 390/TTg cho
phép triển khai thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân
(QTDND). Sau gần 20 năm triển khai, đến nay đã hình thành và phát
triển mô hình QTDND - một loại hình kinh tế hợp
tác hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ,
tín dụng trên địa bàn nông thôn. Đến
nay, hệ thống QTDND có QTDND Trung ương
(QTDTW) và gần 1200 QTDND
hoạt động tại 56/63 tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó,
Hiệp hội QTDND Việt Nam được thành lập năm 2005 đã tạo điều kiện thuận lợi
hỗ trợ cho hệ thống QTDND phát triển. Các
QTDND đã không ngừng phát triển và khai
thác được nguồn vốn tại chỗ, góp
phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
đời sống của thành viên, thực hiện mục tiêu
xoá đói giảm nghèo, hạn chế nạn
cho vay nặng lãi ở nông thôn. Các
QTDND tuy mới ra đời nhưng đã tạo dựng được cơ sở vật
chất tương đối ổn định, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu của thành viên
và phục vụ phát triển kinh tế địa phương, đã xây dựng được đội ngũ cán
bộ bước đầu đáp ứng được các đòi hỏi
về nghiệp vụ. Hoạt động của hệ thống QTDND đã tạo được niềm
tin của nhân dân, sự đồng tình ủng hộ
của các ngành, các cấp. Do vậy, hoạt động của QTDND ngày càng đi vào ổn
định và phát triển lớn mạnh. Hoạt động của hệ thống QTDND
thời gian qua đã góp phần khai thác nguồn vốn tại chỗ đáp ứng nhu
cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh,
dịch vụ và cải thiện đời sống của thành viên; góp phần hạn
chế nạn cho vay nặng lãi và thực hiện có hiệu quả mục tiêu xoá đói, giảm
nghèo ở nông thôn. Hoạt động của hệ thống QTDND đã
khẳng định chủ trương đúng đắn của
Đảng và Nhà nước về phát triển loại
hình kinh tế hợp tác hoạt động
trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng- ngân hàng. Những kết quả đạt được
của hệ thống QTDND trong những năm qua đã chứng tỏ đây là một loại hình tổ
chức tín dụng hợp tác phù hợp với
điều kiện thực tiễn ở nước ta, mang lại lợi ích thiết thực góp phần
tích cực phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn.
Trong những năm qua, mô hình tổ chức của hệ
thống QTDND dần được xác lập, đánh dấu một bước quan trọng trong giai
đoạn hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND. Đánh giá về tổ chức và hoạt
động của hệ thống QTDND trong những năm qua
cho thấy nổi bật lên một số kết quả đáng khích lệ như
sau:
Một là, sự hình thành
và phát triển của hệ thống QTDND đã phần nào san lấp
lỗ hổng trong hoạt động ngân hàng ở vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cung ứng dịch vụ
ngân hàng đối với các đối tượng trước đây chưa từng được các ngân hàng quan
tâm.
Hai là,
mối quan hệ liên kết giữa QTDTW với
các QTDND cơ sở trong hệ thống QTDND được
thiết lập và ngày càng gắn bó chặt chẽ. QTDTW là đầu mối điều hoà vốn cho
toàn hệ thống, cho vay hỗ trợ các QTDND cơ sở đáp ứng kịp thời nhu
cầu chi trả, cho vay mở rộng tín dụng.
Nguồn vốn của QTDTW đã giúp các QTDND cơ sở có
điều kiện tăng cường phát triển thành viên và đáp ứng nhu cầu về vốn phát
triển sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của thành
viên. Đồng thời QTDTW cũng đã bước đầu thực hiện được vai trò
hỗ trợ thông tin và tư vấn, chăm sóc đối với các QTDND cơ
sở.
Ba là,
sau giai đoạn củng cố, chấn chỉnh
các QTDND cơ sở hoạt động tương đối ổn định, an toàn và ngày càng
phát triển. Hầu hết các QTDND đã vượt qua khó khăn trong hoạt động, đặc
biệt là những khó khăn trong thanh toán, chi trả trước những biến động bất
ổn của thị trường, có tích lũy để đầu tư xây
dựng trụ sở làm việc và trang bị
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh
doanh. Nhờ đó, quy mô hoạt động của nhiều QTDND ngày được mở rộng và hoạt
động có tính chuyên nghiệp hơn.
Bốn là,
QTDTW với vai trò là tổ chức đầu
mối của hệ thống QTDND phát triển
tương đối vững chắc với Hội
sở chính tại Hà Nội và 26 chi nhánh, gần 70 phòng
giao dịch hoạt động theo các vùng,
miền trong cả nước đã góp phần tích cực trong việc điều hoà
vốn và hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
QTDND.
Năm là, hệ thống cơ
chế, chính sách điều chỉnh hoạt động của QTDND
tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho QTDND hoạt
động và ngày càng phù hợp hơn với đặc thù của QTDND. Trình
độ cán bộ đặc biệt là cán bộ quản trị, điều hành, QTDND cơ
sở dần được nâng lên qua các khoá đào tạo, tập huấn nghiệp
vụ.
Sáu là, sự ra đời của
Hiệp hội QTDND Việt Nam đã đánh dấu bước khởi đầu
của giai đoạn hoàn thiện và phát triển hệ thống kiểm soát của QTDND.
Hiệp hội QTDND Việt Nam đã từng bước phát huy vai trò đại diện bảo vệ quyền
lợi cho các QTDND hội viên và triển
khai một số hoạt động liên kết phát
triển hệ thống QTDND như: thông tin, tuyên truyền, tư vấn, là cầu nối đối
thoại với các cơ quan chức năng của Nhà
nước, triển khai phần mềm tin học
quản lýnghiệp vụ ngân hàng...
Những kết quả trên đây tuy mới chỉ bước đầu nhưng có ý
nghĩahết sức quan trọng đối với
việc tạo ra tiền đề xây dựng
và phát triển bền vững hệ thống QTDND.Với những kết quả đạt được cho
đến nay hệ thống QTDND đã khẳng định được chủ
trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước
và ngành Ngân hàng về phát triển
QTDND; đồng thời QTDND cũng đã khẳng định được vai trò,vị trí của
mình trong hệ thống các TCTD Việt Nam cũng
như đóng góp tích cực vào sự nghiệp pháttriển kinh tế
- xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông
thôn.
Bên cạnh những kết quả đạt được,
hoạt động của hệ thống QTDND cũng bộc lộ một số hạn
chế, tồn tại đòi hỏi phải được
khẩn trương khắc phục nhằm đảm
bảo phát triển an toàn và hiệu quả hơn trong giai
đoạn tới. Cụ thể:
Một là, các
QTDND được thành lập với mục tiêu
chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên để phát huy
sức mạnh tập thể, giúp đỡ thành viên phát triển sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và nâng cao đời sống. Tuy nhiên, một bộ phận QTDND chưa
bám sát mục tiêu hoạt động. Các QTDND này có biểu hiện
chạy theo động cơ kinh doanh đơn thuần, chưa chấp hành
nghiêm chỉnh quy trình tín dụng bảo đảm an
toàn nên vẫn còn tiềm ẩn những
rủi ro trong hoạt động và gây ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ
thống.
Hai là,
nhiều QTDND cơ sở vật chất còn nghèo
nàn, vốn tự có thấp, trình độ cán bộ hạn chế, món vay nhỏ trong
khi đó chi phí tác nghiệp lớn nên hạn chế khả năng tự tích
luỹ tài chính, tăng cường nguồn lực mở rộng quy mô để
phát triển an toàn bền vững. Bên cạnh đó, các
nghiệp vụ còn đơn giản là huy động để cho vay; thực hiện các dịch vụ ngân
hàng phi tín dụng còn hạn chế nên khả năng mở rộng, phát triển các sản
phẩm dịch vụ, tăng thu nhập, tăng
cường năng lực cạnh tranh đối với các loại hình TCTD
kháccòn nhiều yếu kém. Đây là một trong
những yếu tố quan trọng đối với việc duy trì sự phát triển bền vững của hệ
thống QTDND.
Ba là,
thời gian qua mặc dù công tác đào tạo được quan tâm
nhưng trình độ của một số cán bộ QTDND vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo quản lý
vận hành QTDND phát triển an toàn, bền vững. Bên cạnh đó, khả
năng thu hút nguồn nhân lực có trình độ và duy trì đội ngũ cán
bộ, nhân viên có năng
lực nghiệp vụ QTDND thành thạo còn rất hạn chế.
Bốn là,
tổ chức liên kết phát triển hệ thống đã được hình thành
nhưng chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả, chưa có sự hỗ trợ tích cực cho các
QTDND cơ sở trong quá trình ổn định
và phát triển; các thiết chế về tổ chức liên kết, đặc biệt là về
thông tin, kiểm soát nội bộ và thiết chế đảm bảo an toàn chưa được hoàn
thiện. Điều này đòi hỏi phải sớm được khắc phục nhằm đảm bảo cho sự phát
triển an toàn bền vững của từng QTDND cũng như cả
hệ thống QTDND.
Năm là,
QTDTW do hạn chế về năng lực tài
chính, trình độ công nghệ cũng còn hạn chế nên chưa có điều kiện
mở rộng quy mô, nghiệp vụ. Vì vậy, khả năng phát triển các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng chưa thực sự đa dạng.
2. Định hướng và mục tiêu hoạt
động của ngân hàng hợp tác xã trong giai
đoạn tới
Tại kỳ họp Quốc hội lần thứ
7 khóa XII năm 2010, Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua
Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Theo đó:
- Khoản 7 Điều 4 quy định: “Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX) là ngân
hàng của tất cả các QTDND do các
QTDND và một số pháp nhân góp vốn thành lập
theo quy định của Luật này nhằm
mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều
hòa vốn trong hệ thống các QTDND”.
- Điều 73 quy định: “Tổ chức tín dụng hợp tác là loại
hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã hoạt động trong
lĩnh vực ngân hàng nhằm mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên
thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất,
kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời
sống. Tổ chức tín dụng là Hợp
tác xã bao gồm NHHTX, QTDND”.
Tại Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 về việc Phê duyệt Đề
án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”, định hướng
và giải pháp củng cố phát triển các QTDND đã chỉ rõ: “Tiếp tục
hoàn thiện mô hình QTDND 2 cấp hiện nay gắn liền với
tăng cường các thiết chế an toàn hoạt động và tạo điều
kiện thuận lợi cho QTDND phát triển. Đẩy mạnh chấn
chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả các
QTDND hiện có đi đôi với tiếp tục mở rộng vững chắc các QTDND mới ở
khu vực nông thôn;
bảo đảm QTDND tuân thủ đúng
theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và
Luật Hợp tác xã; tôn trọng nguyên
tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, cùng có lợi, hợp tác và phát triển cộng đồng hướng tới mục tiêu
chủ yếu tương trợ giữa các thành viên của
QTDND để góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát
triển nông nghiệp, nông thôn và hạn chế tình trạng cho vay
nặng lãi”.
Về giải pháp Đề án chỉ rõ: “Chuyển
đổi QTDND Trung ương sang hoạt động theo mô
hình NHHTX. Phát triển QTDND Trung ương đủ mạnh về quy mô, năng
lực tài chính, trình độ quản trị, công nghệ để thực sự đóng vai trò làm
đầu mối điều hòa, cân đối vốn trong hệ thống
QTDND và có khả năng chăm sóc, hỗ trợ có hiệu quả cho các QTDND
cơ sở về chuyên môn nghiệp vụ, vốn và tài chính; tiếp tục mở rộng mạng
lưới chi nhánh của QTDND Trung ương đến các địa
phương có nhiều QTDND cơ sở để tăng khả năng tiếp cận, hỗ trợ và chăm
sóc các QTDND cơ sở; đổi mới và hoàn
thiện mô hình điều hòa vốn trong hệ thống các QTDND; QTDND
Trung ương tập trung
nguồn vốn để ưu tiên cho vay
đối với các QTDND cơ sở”.
Như vậy, sau gần hai mươi năm hình thành và phát triển hệ thống
QTDND đã từng bước khắc phục những bất cập và hạn chế, phát
triển ổn định, ngày càng phát triển. Nhà nước và
Chính phủ đã có những định hướng mới đối với hệ thống các QTDND. Theo đó,
Luật các TCTD 2010 và Quyết định 254/QĐ-TTg về Đề
án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai
đoạn 2011-2015” đã đưa ra mô hình NHHTX là
ngân hàng của tất cả các QTDND, do các QTDND và một số
pháp nhân góp vốn thành lập. NHHTX là mô hình mới
và có vai trò là ngân hàng đầu mối của hệ thống QTDND. Mục tiêu hoạt động
chính của NHHTX là: liên kết, bảo đảm an toàn của hệ thống thông qua việc hỗ
trợ tài chính và giám sát hoạt động trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Hoạt động chủ yếu là điều hòa vốn
và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các quỹ tín
dụng nhân dân.
Với định hướng, vai trò mới
-ngân hàng đầu mối của hệ thống- NHHTX được trao trách nhiệm khá
nặng nề đối với hệ thống QTDND, với hoạt động
chủ yếu là điều hòa, hỗ trợ vốn cho các QTDND thành
viên. Ngoài ra, NHHTX còn có trách nhiệm
hỗ trợ các QTDND về hoạt động, về nghiệp vụ thông qua việc đào tạo, hướng
dẫn nghiệp vụ, hỗ trợ kiểm toán; tham gia xử lý đối với quỹ tín dụng nhân
dân thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động;
quản lý tiền gửi điều hòa vốn của hệ thống quỹ tín
dụng nhân dân... Tuy nhiên, để thực
hiện được vai trò này, trong thời
gian tới NHHTX cần phải đồng thời giải quyết hai vấn đề đặt
ra:
(i) Bản thân NHHTX phải đủ mạnh
về quy mô, năng lực tài
chính, trình độ quản trị, công nghệ để đảm trách vai
trò là ngân hàng đầu mối của hệ thống các
QTDND;
(ii) Có đủ quyền hạn để
xử lý các mối quan hệ trong hoạt động giữa hai pháp nhân (NHHTX và
QTDND thành viên). NHHTX cần chủ động, chuẩn bị nguồn lực, cơ chế, điều
kiện để triển khai, thực hiện tốt quyền, trách nhiệm trong thông tư quy
định về ngân hàng hợp tác xã nhằm
đảm bảo cho hệ thống phát
triển vững mạnh, tập trung, thống nhất. Thông qua thực các
quyền hạn nêu trên, NHHTX có thể căn cứ
vào kết quả triển khai quyền hạn của mình để tiến
hành chăm sóc, hỗ trợ (về chuyên môn nghiệp vụ, vốn và tài chính) có
hiệu quả hơn cho các QTDND thành viên. Đồng thời, đây cùng là
một kênh giám sát nội bộ để phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn
của hệ thống QTDND. Có thể nói, xuất phát từ những
đòi hỏi xây dựng một mô hình
mới đối với hệ thong các TCTD là hợp tác
xã, ngày 26/11/2012, NHNN đã ban hành Thông tư số
31/2012/TT-NHNN quy định về ngân hàng hợp tác xã. Theo đó, Thông tư đã
có những quy định mới về quyền hạn và trách nhiệm của NHHTX đối với
các QTDND thành viên. Đây được xem
là những quy định phù hợp, kịp thời
khi QTDNDTW chuyển đổi thành NHHTX và
cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng một
hệ thống các TCTD là hợp tác xã có tính
liên kết chặt chẽ, tương trợ giữa các thành viên tốt hơn, tạo nên sức
mạnh chung của toàn hệ thống để cùng phát triển an toàn, bền
vững trong gian đoạn
tới.