18.01.2018 10:22

Chính sách tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong năm 2017 nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận: Tăng trưởng kinh tế GDP đạt mức 6,85% vượt mục tiêu kề hoạch 6,7%, cán cân thương mại hàng hóa tính chung cả năm 2017 xuất siêu 2,7 tỷ USD; đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài đều gia tăng; lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Điểm muốn nói ở đây là tăng trưởng kinh tế không phụ thuộc vào khai thác tài nguyên như những năm trước mà là sự phục hồi sản suất của các khu vực nền kinh tế, nhất là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có mức tăng 2,90% (cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016), đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,00%, đóng góp 2,77 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,44%, đóng góp 2,87 điểm phần trăm.

Đóng góp vào thành công này, phải nói là sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực của bộ, ngành. Trong đó không thể không nói đến sự đóng góp tích cực của chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát, CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với bình quân năm 2016, dưới mức mục tiêu Quốc hội đề ra; dự trữ ngoại hối đạt hơn 52 tỷ USD, thị trường tiền tệ giữ ổn định, hệ thống các TCTD thể hiện được xu hướng phát triển ổn định, bền vững, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô - nền tảng cơ bản cho tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của NHNN, ngành ngân hàng đã hỗ trợ tích cực nguồn vốn với lãi suất hợp lý cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất. Mặc dù những tháng đầu năm các TCTD gặp không ít khó khăn, song mức tăng trưởng tín dụng cả năm đã đạt khoảng18,7%-19,3% sát với mục tiêu đầu năm. Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn có xu hướng giảm sau khi tăng liên tục trong giai đoạn 2013- 2016. Tín dụng trung dài hạn chiếm 53,7% tổng tín dụng (năm 2016 là 55,1%). Thể hiện xu hướng tăng trưởng tín dụng tích cực. Điều muốn nói ở đây, là dòng vốn tín dụng chảy vào lĩnh vực sản xuất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, như tín dụng vào ngành công nghiệp, thương mại và hoạt động dịch vụ khác dư nợ tăng 21,8% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 78,4% tổng tín dụng (năm 2016 chiếm 77,8%), tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn tăng 22% thì điểm sáng trong tăng trưởng tín dụng năm 2017 đó là tín dụng trong lĩnh vực tiêu dùng có mức tăng trưởng mạnh nhất 65% và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ  tín dụng, tỷ trọng tăng từ 12,3% (năm 2016) lên khoảng 18% (năm 2017). Điều này phần nào giải thích cho sự đóng góp 5,52 điểm phần trăm tiêu dùng cuối cùng cho tăng trưởng kinh tế và tích lũy tài sản chỉ đóng góp 3,30 điểm phần trăm. Ngoài ra, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng công nghệ cao cũng có mức tăng trưởng hơn năm ngoái.

Nguồn: NFSC

Đây là kết quả của NHNN trong việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng cả năm 2017, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Như thực hiện các giải pháp hỗ trợ TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát chặt chẽ nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ đảm bảo phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế Đô la hóa trong nền kinh tế, góp phần ổn định thị trường tiền tệ; thực hiện quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, NHNN còn phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện các chính sách nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, như cơ chế bảo lãnh tín dụng thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương, hỗ trợ tiếp cận vốn thông qua Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, chương trình cho vay bình ổn giá tại các địa phương.

Có thể nói điều hành chính sách tiền tệ của NHNN năm 2017 đã tạo được sự cộng hưởng hiệu quả giữa các công cụ chính sách tiền tệ, tính đoán trước diễn biến thị trường ngày càng rõ nét trong điều hành chính sách tiền tệ. Mặc dù không ít thách thức trong năm 2017 cho hệ thống ngân hàng, song những gì đạt được trong năm 2017 sẽ tạo đà vững chắc cho việc thực hiện mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ năm 2018 của NHNN.

Bước sang năm 2018, triển vọng kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục thuận lợi, và có tốc độ tăng trưởng cao hơn 2017, đặc biệt tại các nền kinh tế mới nổi. Đầu tư toàn cầu sẽ tăng cao hơn so với năm 2017 và tiếp tục đổ vào khối các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nhờ vào những cải thiện về môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính thời gian gần đây. Khu vực tư nhân vẫn sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2018; môi trường hoạt động ngân hàng theo kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh mới nhất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Dự báo, thống kê) tiến hành vào tháng 12/2017, thực trạng và môi trường kinh doanh của đa số các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục có chuyển biến tích cực.Tuy nhiên cũng không ít những thách thức, do những biến đổi khó lường về chính sách kinh tế, đối ngoại của Mỹ và các nước khu vực EU có thể tác động đến nền kinh tế Việt Nam, đến nguồn ngoại tệ. Lạm phát giảm trong năm 2017, ngoài yếu tố tiền tệ còn do sự giảm sâu của giá thực phẩm mà năm 2018 khó có khả năng này.

Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2018 đã được Quốc hội phê chuẩn, đó là phấn đấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5% - 6,7%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7% - 8%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%. Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33% - 34% GDP. Thực hiện mục tiêu này trong bối cảnh  năm 2018 được đánh giá là năm có nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và điều hành CSTT nói riêng, song cũng không thể chủ quan với lạm phát, do vậy, mục tiêu CSTT năm 2018 vẫn cần ưu tiên hàng đầu cho việc kiểm soát lạm phát ở mức Quốc Hội phê duyệt, ổn định thị trường tiền tệ, bởi đây là yếu tố quan trọng cho ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó tạo môi trường thuận lợi  cho phát triển kinh tế; kiếm soát khối lượng, chất lượng tăng trưởng tín dụng vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế; tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2, để đảm bảo cho hệ thống các TCTD phát triển mạnh mẽ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế, qua đó tăng dòng vốn cho phát triên sản suất, tạo kênh chuyển tải chính sách tiền tệ, nhanh và hiệu quả.

Đóng góp vào thành công này, phải nói là sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực của bộ, ngành. Trong đó không thể không nói đến sự đóng góp tích cực của chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát, CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với bình quân năm 2016, dưới mức mục tiêu Quốc hội đề ra; dự trữ ngoại hối đạt hơn 52 tỷ USD, thị trường tiền tệ giữ ổn định, hệ thống các TCTD thể hiện được xu hướng phát triển ổn định, bền vững, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô - nền tảng cơ bản cho tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của NHNN, ngành ngân hàng đã hỗ trợ tích cực nguồn vốn với lãi suất hợp lý cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất. Mặt bằng lãi suất cho vay giảm so với năm trước, lãi suất cho vay ở các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 6% - 6,5%/năm đối với ngắn hạn, 9% - 10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8% - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3% - 11%/năm đối với trung và dài hạnVề tăng trưởng tín dụng, mặc dù những tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng của các TCTD gặp không ít khó khăn, song mức tăng trưởng tín dụng cả năm đã đạt khoảng19,1% sát với mục tiêu đầu năm.

Đây là kết quả của NHNN trong việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng cả năm 2017, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Như thực hiện các giải pháp hỗ trợ TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát chặt chẽ nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ đảm bảo phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế Đô la hóa trong nền kinh tế; thực hiện quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, NHNN còn phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện các chính sách nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, như cơ chế bảo lãnh tín dụng thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương, hỗ trợ tiếp cận vốn thông qua Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, chương trình cho vay bình ổn giá tại các địa phương.

Có thể nói tốc độ tăng trưởng tín dụng trên, đi liền với chất lượng tín dụng cao cùng với sự quản lý tốt dòng vốn đi vào các kênh sản xuất kinh doanh đã góp phần tạo tăng trưởng kinh tế ở mức 6,81%. Đây có thể xem là thành công của chính sách tiền tệ trong ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. 

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh

Các tin liên quan