Trước câu hỏi gần đây của báo giới khi có những quan ngại cho rằng, Tăng trưởng tín dụng có thể quay trở lại rủi ro tăng trưởng nóng như cách đây vài năm, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đều khẳng định, điều này khó xảy ra. “Nền kinh tế đang có sự phục hồi, Tăng trưởng tín dụng gần đây tăng lên cho thấy cầu tín dụng tăng nên việc cho một số Ngân hàng có Tăng trưởng tín dụng cao hơn cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, khi bảng cân đối tài chính của các Ngân hàng lành mạnh và được cải thiện hơn thì cũng giúp tín dụng tăng lên. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm và bài học đã có trong quá khứ thì Tăng trưởng tín dụng sẽ không tăng cao trở lại như những năm trước đây” – ông Sandeep Mahajan – chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam nhận định.
Cùng quan điểm này, bà Kwakwa -
Giám đốc của WB tại Việt Nam cho rằng, việc cho phép một số Ngân hàng có mức Tăng
trưởng tín dụng cao hơn là cách tiếp cận theo mức độ rủi ro. “Theo đó, sẽ cho
phép Tăng trưởng tín dụng tăng cao hay thấp hơn tùy thuộc vào “sức khỏe” của từng
NH. Nhưng các chuyên gia của WB cũng lưu ý, nếu CSTT nới lỏng quá nhanh và phân
bổ Tăng trưởng tín dụng không phải theo “sức khỏe” của các Ngân hàng mà theo “mệnh
lệnh hành chính” thì có thể ảnh hưởng tới chất lượng tài sản của các Ngân hàng
nói riêng, tới Ngành nói chung xét về dài hạn. Là một Ngân hàng nước ngoài đang
hoạt động tại Việt Nam, bà Phan Thị Thanh Bình, Giám đốc khối thị trường tài
chính, Ngân hàng ANZ Việt Nam cho rằng, tín dụng tăng là dấu hiệu cho thấy nền
kinh tế đang phục hồi. Tăng trưởng tín dụng cải thiện cũng thể hiện khả năng
đáp ứng về vốn của nền kinh tế qua hệ thống Ngân hàng được cải thiện, thể hiện
niềm tin của Ngân hàng vào “sức khỏe” của nền kinh tế và các Doanh nghiệp đang
tăng trở lại.
Nhưng việc các NHTM được nới room
tín dụng có khiến tín dụng bước vào cuộc cạnh tranh mới? TS. Cấn Văn Lực –
chuyên gia tài chính Ngân hàng phân tích: “Thực ra thì cạnh tranh tín dụng cho
các khách hàng tốt đã xảy ra lâu nay rồi và đây cũng là hoạt động kinh doanh rất
bình thường của các Ngân hàng. Còn để đẩy cuộc cạnh tranh này lên mức mới và
quyết liệt hơn thì cũng rất khó. Vì thời điểm hiện nay không còn là lúc để các
NH cạnh tranh bằng mọi giá như trước đây. Nếu cạnh tranh để nợ xấu dềnh lên thì
Ngân hàng sẽ xử lý thế nào? Đây hẳn là bài học nhãn tiền thời gian vừa qua mà
các Ngân hàng đã rút ra được”.
Như vậy, có thể nói quyết định của
NHNN gần đây cho phép điều chỉnh Tăng trưởng tín dụng ở các mức cao hơn đối với
một số Ngân hàng là điều chỉnh mang tính “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Theo đó,
mục tiêu tổng Tăng trưởng tín dụng của Ngành không thay đổi (cao nhất là 17%),
nhưng để khuyến khích các Ngân hàng có “sức khỏe” tốt, khả năng quản lý rủi ro
tốt và hướng tín dụng vào những lĩnh vực ưu tiên thì NHNN cho phép Tăng trưởng
tín dụng ở mức cao hơn. Điều này cũng mang hàm ý, dù Tăng trưởng tín dụng ở một
số NH được nới rộng hơn nhưng không có nghĩa là Tăng trưởng tín dụng của toàn hệ
thống sẽ biến động mạnh. Bởi hầu hết các Ngân hàng được nới hạn mức đều là những
Ngân hàng nhỏ, nên xét về con số tuyệt đối tín dụng tăng thêm sẽ không lớn.
Song hành “chất” và “lượng“
“Nếu các Ngân hàng đảm bảo được
kiểm soát tốc độ Tăng trưởng tín dụng phù hợp với huy động vốn, giữ nợ xấu dưới
3%, quản lý tốt rủi ro và chấp hành nghiêm các quy định về tỷ lệ đảm bảo an
toàn… thì Tăng trưởng tín dụng không phải là điều gì đáng ngại” – TS. Lực nêu
quan điểm.
Hơn nữa, việc cho phép một số Ngân
hàng Tăng trưởng tín dụng cao hơn cũng là dễ hiểu. Bởi trong quá trình tái cơ cấu
hệ thống NH hiện nay, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2015, một số Ngân hàng yếu
kém đã bị xử mạnh. Điều này đồng nghĩa với Tăng trưởng tín dụng ở những NH này
sẽ không tăng. Do đó, để đạt được mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế và các Doanh nghiệp
thì việc cho các Ngân hàng khác có mức độ lành mạnh và khả năng quản lý rủi ro
tốt hơn được phép Tăng trưởng tín dụng cao hơn cũng là điều bình thường. Có thể
hiểu một cách hình ảnh là thay vì áp chiếc áo Tăng trưởng tín dụng theo kiểu
“may sẵn” cho tất cả các NH, giờ đây các NH sẽ được phép “may đo” theo nhu cầu
và khả năng của mình. Chiếc áo tín dụng vì thế sẽ không còn quá rộng, nhưng
cũng không quá chật mà phù hợp với từng Ngân hang.
Hơn nữa theo TS. Lực, mức điều chỉnh
hạn mức Tăng trưởng tín dụng trên cũng chỉ là một định hướng của NHNN cho các
NH, chứ không phải NH đó sẽ phải đạt được bằng mọi giá. Theo đó, việc cho Tăng
trưởng tín dụng 30 – 35% với một số Ngân hàng không có nghĩa Ngân hàng phải chạy
hết mức đó, Tăng trưởng tín dụng phải trên cơ sở kiểm soát được rủi ro. “Việc
điều chỉnh của NHNN vừa cho thấy động thái NHNN muốn thúc đẩy Tăng trưởng tín dụng
năm nay trong bối cảnh kinh tế phục hồi tốt hơn. Nhưng ngược lại, NHNN cũng có
những biện pháp để kiểm soát rủi ro. Ví dụ như yêu cầu phải vào lĩnh vực ưu
tiên, yêu cầu nợ xấu vẫn phải dưới 3% hay yêu cầu các Ngân hàng phải quyết liệt
bán nợ xấu cho VAMC. Một biểu hiện rõ nhất gần đây là việc NHNN vừa ban hành chỉ
thị về việc tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với
các dự án BOT, BT giao thông; hay như việc công tác thanh tra, giám sát và xử
phạt việc thi hành các quy định trong hệ thống NH gần đây được tăng cường mạnh”
– vị này cho biết.
Như vậy, theo các chuyên gia, mối lo cũ của Tăng trưởng tín dụng nóng, dẫn tới những hệ lụy như trước đây hiện không có dấu hiệu tái diễn sau những động thái vừa qua. Bởi, cùng với việc nới tín dụng cho một số NH thì mục tiêu tổng thể chung vẫn không thay đổi. Hơn nữa, cùng với Tăng trưởng tín dụng tăng hơn về mặt số lượng thì NHNN cũng đặc biệt quan tâm về mặt chất lượng như phân tích ở trên.
13.11.2024
30.10.2024