Đây là vùng xa xôi với 24.000 dân, chủ yếu làm nông nghiệp, có các làng nghề truyền thống như làm bánh tráng gạo, bún nước, đan các đồ dùng bằng tre. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy hải sản và đánh bắt xa bờ mới là chính.
Giám đốc QTDND Khánh Tín, Khổng Xuân Phương nhớ lại ngày mới
thành lập với những con số 0 to tướng. Không có trụ sở làm việc, phải mượn tạm
1 phòng của UBND xã và sau đó là của HTX nông nghiệp. Trang thiết bị hoạt động
không có, chưa có điện, phương tiện và điều kiện giao thông đi lại rất khó khăn
cách trở.
Thậm chí đến thông tin liên lạc bưu chính viễn thông cũng không có, cán bộ của quỹ chỉ qua trình độ đào tạo nghiệp vụ ngắn ngày nên chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, không có ai được đào tạo chính quy. Chính vì vừa làm vừa học, thiếu kinh nghiệm nên đã có lúc nợ quá hạn tăng cao đến 30% - 45% trên tổng dư nợ.
“Trong muôn vàn thách thức như vậy nhưng QTDND Khánh Tín vẫn đứng
vững với sự giúp đỡ thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình
Định, và sau đó là QTDND khu vực tỉnh Bình Định. Từ đó quỹ đã từng bước tháo gỡ
khó khăn và duy trì hoạt động đi vào nề nếp và ngày càng phát triển vững chắc”
ông Phương nói và cho biết đến nay, các chỉ tiêu của Quỹ đã tăng trưởng đáng kể
so với năm 1994 khi mới thành lập.
Số lượng thành viên tăng 22 lần, nguồn vốn hoạt động tăng 41 lần,
vốn điều lệ tăng 11 lần, vốn huy động và dư nợ cho vay tăng trên 40 lần. Hoạt
động của QTDND đã đem lại lợi ích thiết thực cho thành viên, tạo được niềm tin,
uy tín trong nhân dân, tích cực góp phần chương trình xóa đói, giảm nghèo, ổn
định kinh tế địa phương, hạn chế các tệ nạn xã hội như cho vay nặng lãi, bán
lúa non trên địa bàn hoạt động.
Nhất là trên một địa bàn mà nuôi trồng thủy hải sản và đánh bắt xa
bờ là chiến lược chính, dòng vốn tín dụng của quỹ đã giúp bà con ngư dân yên
tâm vươn khơi bám biển, góp phần làm nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng
liêng của Tổ quốc.
“Sự thành công to lớn của QTDND trên 20 năm qua có nguyên nhân cơ
bản là sự kết nối sức mạnh của toàn hệ thống QTDND, vai trò QTDTW (nay là Ngân
hàng hợp tác-NHHT) đã tích cực hỗ trợ về nhiều mặt cho hoạt động của QTDND”.
Ông Phương đánh giá và kỳ vọng trong thời gian tới, đà phát triển lớn mạnh của
NHHT sẽ tạo nên chỗ dựa vững chắc hơn cho QTDND hoạt động.
Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống đã được hình thành và đi vào hoạt
động; thực hiện quy chế điều hòa vốn quy định về việc duy trì tiền gửi tối
thiểu tại NHHT, đây chính là hai yếu tố mới làm tăng thêm tính ổn định hoạt
động của QTDND trong tương lai.
Tuy nhiên, ông Phương không khỏi trăn trở khi thực tế cho thấy đa số các quỹ hiện nay đang hoạt động độc lập quy mô còn nhỏ, hoạt động chủ yếu ở vùng nông thôn nên các sản phẩm dịch vụ sinh lời không có nhiều.
Ông Phương cũng đề nghị NHHT kiến nghị với Bộ Tài chính nên duy trì
thực hiện ưu đãi tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với QTDND và NHHT thấp
hơn 5% so với thuế suất thu nhập doanh nghiệp hiện hành, và cần xem xét miễn
thuế thu nhập cá nhân đối với khoản lợi tức vốn góp quá nhỏ bé của thành viên
hàng năm, tạo điều kiện QTDND đầu tư công nghệ mới và phục vụ cho thành viên
tốt hơn, ổn định hoạt động và phát triển trên địa bàn nông thôn.
Bên cạnh đó, ông Khương cũng đề nghị NHHT sớm triển khai
nghiệp vụ chuyển tiền cho các QTDND ở Bình Định vì nhu cầu này hiện nay ở
nông thôn là rất lớn. Điều này sẽ nâng cao tiện ích khách hàng và từng bước đa
dạng hóa sản phẩm dịch vụ của QTDND.
Ông cũng cho rằng, cần quan tâm, xem xét và chấp thuận nhu cầu mở
rộng địa bàn hoạt động theo quy định đối với QTDND có đủ điều kiện; thành lập
QTDND mới ở những nơi có nhu cầu, tạo điều kiện cho thật nhiều người dân nông
thôn dễ dàng tiếp cận dịch vụ mà QTDND mang lại cho họ.
“Với chủ trương chính sách Nhà nước phù hợp, cùng sự tích cực tổ
chức hoạt động QTDND đúng hướng như vậy, tin tưởng rằng lợi ích của QTDND đem
lại sẽ ngày càng lớn, tích cực góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thực hiện có hiệu quả công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, ông Phương nhìn nhận.
13.11.2024
30.10.2024