I/Quá trình thành lập và phát triển QTDND Đức Phong
Sự phát triển ổn định của các QTDND cơ sở đã trở thành một kênh cung ứng vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, hạn chế và đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, góp phần giữ ổn định an ninh trật tự, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
QTDND Đức Phong được thành lập năm 1994 theo (tinh thần) Quyết định số 390/TTg ngày 27/07/1993 của Thủ trướng chính phủ về đề án thí điểm thành lập QTDND.
Khi đăng ký tổ chức mô hình QTDND, lãnh đạo địa phương gặp rất nhiều khó khăn từ nhiều phía, trong đó có một số ít cán bộ và nhân dân không tin vào mô hình này, vì những năm trước đây tại xã Đức Phong cũng có hợp tác xã (HTX) tín dụng nhưng lại bị đỗ bể làm cho nhiều người tham gia góp vốn, gửi tiền vào HTX tín dụng bị thiệt thòi do không lấy lại được vốn.
Tuy vậy, Đảng ủy, UBND xã nhận thấy đó là thời kỳ quá độ có nhiều chuyển biến phức tạp của sự biến đổi kinh tế -xã hội ở thời điểm đã qua mà hành lang pháp lý chưa đảm bảo.
Nay thành lập QTDND là cơ hội mới để cùng các thành phần kinh tế đáp ứng những nhu cầu chung của xã, giúp cho nhân dân trong xã có điều kiện phát triển kinh tế và các nhu cầu xã hội khác. Việc phát triển kinh tế trong cộng đồng dân cư của xã ngày càng đòi hỏi rất lớn về vốn. Từ quan điểm trên, Đảng uỷ, UBND xã quyết tâm xin cấp trên thành lập QTDND.
Trong quá trình chuẩn bị tổ chức, đến ngày 30/05/1994, QTDND Đức Phong tổ chức Đại hội lần thứ nhất với số vốn ban đầu do huy động 15 triệu đồng và số thành viên tham gia vào Quỹ là 50 thành viên. Trụ sở làm việc trong cơ quan UBND xã cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Bộ máy quản lý lúc đó có 3 người, chưa có các bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ (Chủ tịch HĐQT và kiểm soát là cán bộ xã kiêm nhiệm).
Trải qua 16 năm xây dựng và phát triển, trong hoạt động QTDND Đức Phong gặp rất nhiều khó khăn có thời điểm đi vào bế tắc nhất là vào những năm đầu hoạt động. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của NHNN tỉnh Quảng Ngãi cùng với Đảng ủy, UBND xã Đức Phong đặc biệt là những thành viên có tâm huyết với Quỹ. Sau năm 1998 Đại hội chuyển đổi mô hình HTX hoạt động theo luật HTX và theo tinh thần Chỉ thị số 57-CT/TW Chỉ thị của Bộ chính trị ngày 10/10/2000 về việc củng cố, hoàn thiện, phát triển Quỹ tín dụng, QTDND Đức Phong dần dần ổn định và phát triển.
Trên địa bàn nông thôn của tỉnh Quảng Ngãi hiện nay, QTDND Đức Phong là một đơn vị đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ trong tổ chức kinh tế hợp tác. Với mô hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực tín dụng, hoạt động của QTDND Đức Phong đồng thời chịu sự điều chỉnh của Luật Hợp tác xã và Luật các tổ chức tín dụng (TCTD). Do vậy, QTDND Đức Phong phải tuân thủ quy định của hai luật , đồng thời thực hiện đúng Điều lệ, Quy chế, Quy định của Quỹ, luôn công khai, minh bạch về hoạt động tài chính, phương hướng kinh doanh, kết quả kinh doanh, giải quyết quyền lợi của thành viên cho phù hợp với tình hình hoạt động của Quỹ theo từng giai đoạn.
Đến nay, QTDND Đức Phong có 09 cán bộ nhân viên - Trong đó có 02 cán bộ nhân viên không chuyên trách. Được cơ cấu tổ chức như sau:
-HĐQT gồm 3 người:
+CT.HĐQT- trình độ trung cấp quản lý kinh tế.
+01 UVHĐQT-Giám đốc điều hành, trình độ đại học kinh tế.
+01 UVHĐQT-Phụ trách tín dụng, trình độ sơ cấp kế toán.
-Ban kiểm soát:
+Trưởng ban-Kiểm soát chuyên trách, trình độ trung cấp Tín dụng ngân hàng.
+02 kiểm soát viên, trình độ nghiệp vụ QTD (làm việc không chuyên trách)
-Bộ máy điều hành 05 cán bộ:
Gồm 1 Giám đốc, 02 kế toán, 01 cán bộ tín dụng và 01 thủ quỹ. Trình độ đại học 01 , cao đẳng 01, trung cấp 02 và sơ cấp 01. Lương bình quân tháng của cán bộ nhân viên làm việc tại quỹ là 2,5 triệu đồng trên tháng, đảm bảo ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc lâu dài tại Quỹ.
Để tạo niềm tin cho khách hàng và đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ nhân viên, QTDND Đức Phong chú trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc, đến nay Quỹ đã có trụ sở làm việc khang trang, trang thiết bị đầy đủ (2 két sắt, 02 máy điều hoà, 3 bộ máy vi tính, 1máy photocoppy, 01 máy phát điện, 01 máy Fax…v…v) tổng giá trị 383.305.800 đồng.
Là một tổ chức Kinh tế hợp tác hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng, QTDND Đức Phong từ ngày ra đời và hoạt động luôn đảm bảo tính chất hợp tác tương trợ cộng đồng được nhiều pháp nhân (HTX, các đoàn thể . . .) và thể nhân tham gia quản lý một cách bình đẳng, hợp tác cùng có lợi và tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của QTD. Năm 1998 QTDND Đức phong Đại hội chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX và để đi vào nề nếp, hoạt động có hiệu quả, Quỹ làm phương án củng cố và chấn chỉnh những mặt còn sai sót, yếu kém trong quá trình hoạt động và tổ chức thực hiện tốt phương án nên đã phát triển về mọi mặt, trong đó không ngừng phát huy phương châm huy động vốn tại chỗ để cho vay thành viên tại chỗ.
Kết quả Hoạt động của Quỹ tính đến ngày 31/03/2011 như sau:
-Tổng số thành viên : 1.624 người
-Tổng nguồn vốn : 18.038.324.604 đồng
Trong đó:
+Vốn tự có : 1.193.328.305 đồng
+Vốn huy động : 16.592.173.100 đồng
+Nguồn vốn khác : 252.823.199 đồng
-Tổng dư nợ : 13.698.800.000 đồng
-Nợ quá hạn : 1,08%
Trong những năm qua với sự quyết tâm cao của tập thể Hội đồng quản trị và sự cố gắng nỗ lực của ban Điều hành cùng với sự quan tâm của các ngành, các cấp có liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho QTDND Đức Phong hoàn thành tốt công tác, nhiệm vụ được giao, kết quả năm sau vượt hơn so với năm trước. Điều đó khẳng định được vị trí vai trò của QTDND Đức Phong góp phần vào mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội từng bước giảm dần hộ nghèo ở địa phương, thu hút ngày càng đông thành viên và nhiều khách hàng tham gia vào quan hệ tín dụng. Từ vốn vay của Quỹ đã có nhiều thành viên làm ăn đạt hiệu quả kinh tế cao, mua sắm nhiều phương tiện sinh hoạt, xây dựng nhà ở kiên cố, ... và trả nợ đúng hạn.
QTDND Đức Phong ngày càng phát triển vững chắc cả về số lượng và chất lượng, mọi chỉ tiêu đề ra đều vượt, với tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước, trở thành địa chỉ tin cậy chổ dựa vững chắc của mọi nhà.
II/ Định hướng phát triển giai đoạn 2011-2016.
Các chỉ tiêu tăng trưởng bình quân hàng năm như sau:
-Vốn Điều lệ 5-8%
-Vốn huy động 7- 9%.
-Dư nợ cho vay 6-8%
-Tỷ lệ Lợi nhuận trên tổng tài sản bằng 1,2%
Phát triển nguồn nhân lực thông qua chính sách đào tạo và tuyển dụng cán bộ xứng tầm với quy mô hoạt động của Quỹ, để đáp ứng nhu cầu lâu dài, ổn định, kế thừa và phát triển. Sắp xếp cơ cấu đội ngũ cán bộ phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, củng cố và nâng cao chất lượng cán bộ về năng lực công tác, hiểu biết chế độ chính sách tài chính, tránh sai sót trong công tác quản lý và thực hiện nghiệp vô, khuyến khích và động viên kịp thời để cán bộ nhân viên yên tâm làm việc lâu dài tại Quỹ và phát huy hết năng lực.
Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc đáp ứng nhu cầu làm việc và xứng tầm với quy mô hoạt động của Quỹ, tăng vị thế của Quỹ.
Mở rộng địa bàn hoạt động sang các xã liền kề theo Quy định của NHNN.
Hoạt động đúng Luật và Quy định, tranh thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi và sự lãnh đạo của Đảng uỷ, HĐND và UBND xã cùng phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức Chính trị - chớnh trị xã hội tạo ra động lực mạnh mẽ trong công tác quản lý và hoạt động của Quỹ nâng cao chất lượng tín dụng, luụn thỳc đẩy mở rộng thị phần kinh doanh trong địa bàn hoạt động như các đơn vị trường học, các tổ chức Chính trị- xã hội và các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn hoạt động.
Phát huy những lợi thế canh tranh, nhận định đúng những tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro tránh tình trạng cho vay tập trung một ngành nghề (không bỏ trứng vào một giỏ), thẩm tra thẩm định trước, trong và khi vay, hướng dẫn thành viên vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích.....
Tăng cường trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát trong quản lý, kiểm tra, xử lý đúng và kịp thời trong hoạt động của Quỹ.
Phân tích cụ thể từng món nợ và từng trường hợp nợ để có bịên pháp xử lý nợ phù hợp.
Khai thác mọi nguồn vốn bằng cách làm tốt công tác tuyên truyền quảng cáo vận động nhân dân, các HTX và sử dụng lãi suất tiền gửi linh hoạt, tham gia bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền tại bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Nâng cao uy thế dich vụ chuyển tiền bù trừ điện tử liên Ngân hàng trong nước tăng niềm tin cho thành viên và khách hàng.
Áp dụng lãi suất cho vay và gửi tiền linh hoạt, phải xem xét tình hình nguồn vốn, tình hình thị trường và tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương đảm bảo hài hoà cùng có lợi giữa người gửi, người vay và tổ chức tín dụng nhưng phải tuân thủ theo Quy định của NHNN.
Tăng cường công tác thi đua khen thưởng, kịp thời động viện cán bộ và nhân viên quỹ. Ngoài ra, còn khen thưởng cho khách hàng vay thanh toán nợ vay tốt và khách hàng truyền thống thường xuyên gửi tiền tại quỹ .
Thời hạn vay và mức cho vay cụ thể hóa từng đối tượng vay phù hợp các chu kỳ sản xuất kinh doanh của thành viên .
Lắng nghe ý kiến góp ý xây dựng của thành viên và khách hàng.
III/Đề xuất kiến nghị.
Qua đó đã thấy rõ hoạt động của QTDND Đức Phong là thiết thực, mang nhiều ý nghĩa trong tương trợ cộng đồng, gắn liền đời sống kinh tế ở nông thôn, đáp ứng được nhu cầu tiền vay, tiền gửi một cách nhanh chóng và thuận lợi. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước cần phải được tiếp tục quan tâm hơn nữa, để QTDND Đức Phong tiếp tục phát triển.
- Để QTDND ngày càng phát triển vững mạnh, hoạt động an toàn trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động phức tạp và cạnh tranh mạnh mẽ giữa các TCTD hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước xem xét cho các QTDND được mở rộng nội dung nghiệp vụ, phạm vị hoạt động, đa dạng hoá khách hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phân tán rũi ro. Vì các QTDND hiện nay vẫn chỉ thực hiện một loại hình nghiệp vụ là tín dụng, lại hoạt động ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn và cho vay thành viên trong địa bàn nhỏ hẹp, chứa đựng nhiều rũi ro hơn các loại hình TCTD khác, do đó để nâng cao khả năng cạnh tranh, QTDND cần mở rộng nội dung nghiệp vụ, phạm vi hoạt động.
- Đảng và Nhà nước theo dõi chỉ đạo xuyên suốt, có chính sách thông thoáng phù hợp cho từng thời kỳ, nhất là cơ chế lãi suất cho vay đảm bảo hài hòa các lợi ích của loại hình tín dụng hợp tác. Nhà nước cung ứng vốn cho nông dân để phát triển nông nghiệp nông thôn, cần thông qua kênh cung ứng là QTDND nhằm để nâng cao uy tín của QTD và tránh trình trạng vay chồng ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của Quỹ.
- Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của QTDND cơ sở cần sớm được hoàn thiện. Hiện nay QTDND được điều chỉnh bởi nhiều Luật, với hai Luật cơ bản là Luật HTX và Luật các TCTD, tuy nhiên nội dung Luật điều chỉnh hoạt động của QTDND còn chung chung, khi thực hiện phải có sự vận dụng cho phù hợp bằng việc ban hành các văn bản dưới luật. Đồng thời, do QTDND có đặc thù riêng so với các HTX thông thường và các Ngân hàng thương mại khác, vì vậy cần có một Luật riêng cho hệ thống QTDND để dễ áp dụng nhất là việc công chứng thế chấp cho vay và khởi tố để thu hồi nợ.
- Hiệp hội QTDND Việt Nam cần xây dựng thương hiệu hệ thống QTDND, đào tạo nguồn nhân lực, tiến hành thành lập quỹ an toàn hệ thống, chuyển đổi QTDND thành Ngân Ngân hàng hợp tác. Liên kết nguồn vốn giữa các Quỹ tín dụng, tổ chức tham quan học hỏi những QTDND mạnh để rút ra kinh nghiệm trong hoạt động.
-Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi có chương trình hỗ trợ tư vấn thường xuyên cho các loại hình HTX nói chung, QTDND nói riêng hoạt động có hiệu quả và bền vững.
- Phát huy thế tự lập,tự chủ, tự chịu tránh nhiệm của Quỹ và từng bộ phận, từng cán bộ nhân viên.
- Lãnh đạo địa phương thật sự quan tâm giúp đỡ Quỹ theo Chỉ thị 57 của Bộ chính trị, để QTDND hoạt động nâng cao hiệu quả, góp phần vào công cuộc xây dựng nông nghiệp nông thôn.