Đặc biệt, các sản phẩm này đã giúp thành viên của hệ thống QTDND và người dân tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại, an toàn, thuận tiện với chi phí hợp lý thông qua giao dịch với các QTDND, thực hiện chủ trương của Thống đốc NHNN Việt Nam về chương trình ngân hàng phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Hợp tác luôn chú trọng công tác đào tạo nghiệp vụ CF-eBank cho các QTDND
Ông Nguyễn Văn Trính - Chủ tịch HĐQT QTDND liên xã Cương Gián (Hà Tĩnh) tự hào là một trong những quỹ đầu tiên sử dụng dịch vụ chuyển tiền CF-ebank của Ngân hàng Hợp tác từ năm 2016. Với 3 xã là: Cương Gián, Xuân Liên, Cổ Đạm, đều hội tụ trăm nghề với nhiều xưởng sản xuất, đưa hàng hóa đi các tỉnh trong cả nước, con em trong xã vươn ra tứ xứ lập nghiệp, làm ăn, học hành thì dịch vụ chuyển tiền đã giúp hơn 4.000 thành viên quỹ và người dân trong xã linh hoạt hơn trong việc thanh toán và chi tiêu tài chính. Sự hữu dụng của dịch vụ này có thể nhìn rõ từ doanh số sử dụng dịch vụ tăng nhanh mỗi năm và Cương Gián là quỹ sử dụng dịch vụ này nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Cũng bởi sự tiện dụng, mà ngày càng có nhiều QTDND tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán chuyển tiền CF-eBank. Từ 38 QTDND nhận chuyển giao và sử dụng dịch vụ CF-ebank năm 2018, đến nay, mạng lưới thực hiện dịch vụ chuyển tiền của hệ thống đã trải rộng đến 519 QTDND cùng 32 chi nhánh, 64 phòng giao dịch của Ngân hàng Hợp tác trên toàn quốc. Trong đó, riêng năm 2019, Ngân hàng Hợp tác đã kết nạp 29 QTDND làm thành viên hệ thống CF-eBank. Đồng thời tổ chức 2 khóa đào tạo nghiệp vụ chuyển tiền cho 53 QTDND, đưa tổng số đào tạo nghiệp vụ chuyển tiền lên 1.789 học viên là lãnh đạo và cán bộ của 702 QTDND trên phạm vi 50 tỉnh.
Sản phẩm thẻ thanh toán nội địa của Ngân hàng Hợp tác đang dần khẳng định giá trị và thương hiệu trên thị trường
CF-eBank kết nối thanh toán đến các QTDND thông qua đầu mối Ngân hàng Hợp tác, các QTDND thực hiện cung cấp dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên và khách hàng tại địa bàn. Hệ thống thanh toán chuyển tiền nội bộ của Ngân hàng Hợp tác được duy trì hoạt động thông suốt, an toàn, hiệu quả, phục vụ tốt cho công tác điều hành trong hệ thống và công tác điều hòa vốn giữa Ngân hàng Hợp tác với QTDND, đáp ứng nhu cầu thanh toán của QTDND thành viên và khách hàng; Duy trì thanh toán qua các kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán đa phương nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển tiền ngày càng tăng của QTDND và khách hàng.
Giao dịch thẻ Ngân hàng Hợp tác thực hiện trên hệ thống tăng mạnh, năm 2019 đã có số lượng 94.405 giao dịch, tăng 42,12% so với năm 2018; Số lượng và giá trị tăng vượt bậc so với năm 2018 chủ yếu do việc triển khai dịch vụ POS và cho vay hạn mức thấu chi trên thẻ thanh toán đến các QTDND (số lượng giao dịch tăng hơn 400% và giá trị giao dịch tại QTDND trên toàn hệ thống tăng hơn 380% so với năm 2018).
Việc cung cấp sổ tiết kiệm trắng cho các QTDND được Ngân hàng Hợp tác triển khai bước đầu mang lại nhiều kết quả tích cực.
Sản phẩm cho vay theo hạn mức thấu chi trên thẻ thanh toán nội địa cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, Ngân hàng Hợp tác đã tiếp tục phát triển sản phẩm thấu chi đối với thẻ thanh toán nội địa dành riêng cho QTDND. Sản phẩm cho vay theo hạn mức thấu chi trên thẻ thanh toán nội địa của Ngân hàng Hợp tác ngày càng được khách hàng quan tâm, sử dụng.
Cùng với đó, Ngân hàng Hợp tác tiếp tục phối hợp với các đơn vị báo chí trong và ngoài ngành tập trung tuyên truyền cho các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ hệ thống QTDND như: Hệ thống chuyển tiền CF-ebank; sản phẩm thấu chi thẻ ghi nợ nội địa của Ngân hàng Hợp tác… để người dân và thành viên QTDND hiểu và yên tâm sử dụng các sản phẩm này do QTDND cung ứng.
Theo Báo Kinh tế & đô thị13.11.2024
30.10.2024