17.05.2007 16:28

"Làm việc nước bây giờ"

 
Chủ Tịch Hồ Chí Minh năm 1954
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng sản và Mặt trận Việt Minh khai sinh chế độ cộng hoà ở Việt
Nam. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công trong cả nước, Bác Hồ tuyệt nhiên không nghĩ tới vận dụng uy tín cá nhân rất lớn và trí tuệ kiệt xuất của mình để áp đặt chế độ mới, mà chủ trương dựa vào dân.

Tại kỳ họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời hôm sau lễ tuyên ngôn Độc lập, Bác đề nghị tổ chức càng sớm càng hay cuộc phổ thông đầu phiếu. Ngày 8.9.1945, Chủ tịch Nước ban hành Sắc lệnh tiến hành tổng tuyển cử. Đây "là dịp để toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức ra gánh vác công việc nhà nước" - lời Bác Hồ. Quốc hội do toàn dân bầu ra sẽ ban hành Hiến pháp - nền tảng kỷ cương đất nước; Chính phủ do Quốc hội  cử ra "thực sự là chính phủ của toàn dân".

Hồ Chí Minh luôn coi mình là một công dân bình đẳng như mọi công dân khác. Tại thủ đô Hà Nội, nơi Bác ra ứng cử, chủ tịch uỷ ban nhân dân và các giới đại biểu 120 làng, xã ngoại thành cùng công bố kiến nghị, "yêu cầu Cụ Hồ Chí Minh được miễn phải ứng cử, vì cụ đã được toàn dân suy tôn làm Chủ tịch vĩnh viễn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà". Bác gửi thư cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu, nhưng "tôi là một công dân nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ Tổng tuyển cử".
Cuộc phổ thông đầu phiếu đầu tiên diễn ra trong bối cảnh thù trong quấy rối, giặc ngoài gây hấn. Cuộc tranh cử ở Hà Nội khá quyết liệt: 74 ứng cử viên tranh sáu ghế đại biểu. Các ứng cử viên tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ đồng bào để công bố chương trình hành động, trả lời chất vấn của bà con... Bác Hồ tiếp xúc hai vạn cử tri Hà Nội. Bác nói "ngày bầu cử là ngày vui sướng của toàn dân".

Bác khẳng định: "Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ đến lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu". Bác kêu gọi mọi công dân đi bầu cử. Không thể nói dân trí nước ta hồi ấy cao hơn ngày nay, song trong bầu không khí cách mạng nồng nhiệt, tràn đầy tự hào dân tộc trước nền độc lập trăm năm mới có của nước nhà, với lòng tin tuyệt đối vào lãnh tụ Hồ Chí Minh, tổng tuyển cử đã thành công.

Tại Hà Nội, 91,95% số cử tri đến thùng phiếu. Sáu đại biểu trúng cử tại vòng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt số phiếu cao nhất: 97%, người đạt thấp nhất: 52,5%. Những con số chênh lệch ấy tự chúng nói lên thực chất dân chủ, tự nguyện, không có sự sắp đặt của bất kỳ ai.

Để Quốc hội có cơ sở thông qua Bộ luật cơ bản, Ban dự thảo Hiến pháp thành lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Hiến pháp năm 1946 của nước ta là hiến pháp sớm nhất thế giới sau Đại chiến thứ hai. Nó thể hiện những nguyên lý cơ bản của nền dân chủ tiên tiến nhất. Không nên quên một thực tế là cho đến ngày nay - đầu thế kỷ 21 - không phải ở bất kỳ quốc gia nào, phụ nữ, người không biết chữ, người không của cải, v.v... đều có quyền đi bỏ phiếu bình đẳng; tại không ít nơi, những người bất hạnh còn phải đấu tranh quyết liệt, có khi đổ máu, nhằm có được những quyền cơ bản mà công dân Việt Nam - dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ - đã thực hiện sáu mươi năm về trước.

Ngày bầu Quốc hội khoá XII trùng hợp với kỷ niệm lần thứ 117 Ngày sinh Bác Hồ kính yêu. Bản chất dân chủ của Hồ Chí Minh, ý thức công dân của Hồ Chí Minh, tấm gương Bác Hồ để lại là tinh thần chủ đạo cuộc tổng tuyển cử của chúng ta.

Tại kỳ họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời hôm sau lễ tuyên ngôn Độc lập, Bác đề nghị tổ chức càng sớm càng hay cuộc phổ thông đầu phiếu. Ngày 8.9.1945, Chủ tịch Nước ban hành Sắc lệnh tiến hành tổng tuyển cử. Đây "là dịp để toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức ra gánh vác công việc nhà nước" - lời Bác Hồ. Quốc hội do toàn dân bầu ra sẽ ban hành Hiến pháp - nền tảng kỷ cương đất nước; Chính phủ do Quốc hội  cử ra "thực sự là chính phủ của toàn dân".

Hồ Chí Minh luôn coi mình là một công dân bình đẳng như mọi công dân khác. Tại thủ đô Hà Nội, nơi Bác ra ứng cử, chủ tịch uỷ ban nhân dân và các giới đại biểu 120 làng, xã ngoại thành cùng công bố kiến nghị, "yêu cầu Cụ Hồ Chí Minh được miễn phải ứng cử, vì cụ đã được toàn dân suy tôn làm Chủ tịch vĩnh viễn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà". Bác gửi thư cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu, nhưng "tôi là một công dân nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ Tổng tuyển cử".
Cuộc phổ thông đầu phiếu đầu tiên diễn ra trong bối cảnh thù trong quấy rối, giặc ngoài gây hấn. Cuộc tranh cử ở Hà Nội khá quyết liệt: 74 ứng cử viên tranh sáu ghế đại biểu. Các ứng cử viên tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ đồng bào để công bố chương trình hành động, trả lời chất vấn của bà con... Bác Hồ tiếp xúc hai vạn cử tri Hà Nội. Bác nói "ngày bầu cử là ngày vui sướng của toàn dân".

Bác khẳng định: "Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ đến lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu". Bác kêu gọi mọi công dân đi bầu cử. Không thể nói dân trí nước ta hồi ấy cao hơn ngày nay, song trong bầu không khí cách mạng nồng nhiệt, tràn đầy tự hào dân tộc trước nền độc lập trăm năm mới có của nước nhà, với lòng tin tuyệt đối vào lãnh tụ Hồ Chí Minh, tổng tuyển cử đã thành công.

Tại Hà Nội, 91,95% số cử tri đến thùng phiếu. Sáu đại biểu trúng cử tại vòng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt số phiếu cao nhất: 97%, người đạt thấp nhất: 52,5%. Những con số chênh lệch ấy tự chúng nói lên thực chất dân chủ, tự nguyện, không có sự sắp đặt của bất kỳ ai.

Để Quốc hội có cơ sở thông qua Bộ luật cơ bản, Ban dự thảo Hiến pháp thành lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Hiến pháp năm 1946 của nước ta là hiến pháp sớm nhất thế giới sau Đại chiến thứ hai. Nó thể hiện những nguyên lý cơ bản của nền dân chủ tiên tiến nhất. Không nên quên một thực tế là cho đến ngày nay - đầu thế kỷ 21 - không phải ở bất kỳ quốc gia nào, phụ nữ, người không biết chữ, người không của cải, v.v... đều có quyền đi bỏ phiếu bình đẳng; tại không ít nơi, những người bất hạnh còn phải đấu tranh quyết liệt, có khi đổ máu, nhằm có được những quyền cơ bản mà công dân Việt Nam - dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ - đã thực hiện sáu mươi năm về trước.

Ngày bầu Quốc hội khoá XII trùng hợp với kỷ niệm lần thứ 117 Ngày sinh Bác Hồ kính yêu. Bản chất dân chủ của Hồ Chí Minh, ý thức công dân của Hồ Chí Minh, tấm gương Bác Hồ để lại là tinh thần chủ đạo cuộc tổng tuyển cử của chúng ta.

Theo Báo Lao động

Các tin liên quan