23.08.2019 07:00

Công nghiệp 4.0 thuận lợi và thách thức đối với hệ thống QTDND?

 Hiện này công nghiệp 4.0 đang là xu thế phát triển, ảnh hưởng tới tất cả các ngành, lĩnh vực, xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất bao gồm các Hệ thống Thực- Ảo (Cyber-Physical Systems – CPS), Mạng lưới vạn vật kết nối internet (Internet of Things – IoT) và điện toán đám mây (Cloud Computing). Trong đó, mỗi công dân có thể trở thành một doanh nghiệp số. Mọi doanh nghiệp đều trở thành doanh nghiệp số. Mọi lãnh đạo trở thành lãnh đạo số. Mọi chính phủ trở thành chính phủ số. Đây được coi là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới. Vậy hệ thông tài chính ngân hàng của chúng ta hiện đang ở đâu ?

Các ngân hàng Việt Nam đang có sự đầu tư lớn về hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm corebank thế hệ mới, triển khai các công nghệ nền tảng mới, ứng dụng các giải pháp sáng tạo theo xu hướng chung về chuyển đổi số, số hóa dịch vụ của ngành ngân hàng nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số theo hướng đơn giản, thân thiện, tự động, thông minh và tiếp cận khách hàng đa kênh đồng nhất (Omni-Channel).  Bên cạnh sự xuất hiện và ứng dụng các công nghệ số trong hoạt động ngân hàng thông qua xu hướng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam là sự phát triển, mở rộng hệ sinh thái dịch vụ tài chính trong nước với sự góp mặt của các doanh nghiệp công nghệ tài chính (Fintech) phát triển dựa trên thành tựu của khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử gia tăng, các hoạt động đa dạng của kinh tế số và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu, hành vi thay đổi của người tiêu dùng trong kỷ nguyên số. Xu hướng hợp tác đôi bên cùng có lợi, cộng hưởng sức mạnh giữa Ngân hàng - Fintech đang là xu hướng phát triển chủ đạo tại thị trường tài chính, ngân hàng Việt Nam hiện nay. 

Vậy cuộc cách mạng số này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hệ thống QTDND như thế nào ? và việc cụ thể là internet vạn vật, lưu trữ dữ liệu quy mô lớn, điện toán đám mây, chuyển tiền, thanh toán Online … sẽ giúp gì cho hệ thống QTDND của chúng ta? đó là thông tin bài giảng của lớp nghiệp vụ tín dụng tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định do Thạc sĩ Trần Thanh Long - giám đốc trung tâm đào tạo học viện ngân hàng phân viện Phú Yên và Ông Phan Ngọc Vĩnh phó giám đốc Ngân hàng Viettin bank chi chánh Phú Yên đã giới thiệu, truyền đạt cho các học viên, qua đó các học viên có cái nhìn thông suốt trong cuộc cách mạng công nghệ hiện nay. Đây là bài toán yêu cầu chúng ta phải giải quyết trong thời gian ngắn, nhưng trước hết chúng ta phải nhận định và đánh giá đúng về hệ thống QTDND của chúng ta đang ở đâu, như thế nào ?

  

Thứ nhất: Về con người; Hiện này về tuổi tác, trình độ cán bộ QTDND từ chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành cho đến các cán bộ là không đồng đều, việc cập nhật công nghệ thông tin, khai thác thông tin là cả một vấn đề trong khi đó công nghệ 4.0 yêu cầu cần phải nhanh chóng, chính xác.

Thứ hai: Mô hình quản trị điều hành, mô hình kinh doanh, cấu trúc lại sản phẩm, dịch vụ thích ứng với xu hướng khách hàng thế hệ số, nền kinh tế số cần thiết lập theo khuôn khổ, cơ chế hữu hiệu trong phòng ngừa rủi ro an ninh mạng và bảo vệ bí mật thông tin khách hàng trong kỷ nguyên số gần như không được bảo mật mà việc bảo mật thông tin khách hàng cũng không được đảm bảo an toàn tuyệt đối, điều này đang là vấn đề tồn tại đối với các quỹ hiện nay.

Thứ ba: Công nghệ số đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình quản trị điều hành, về số lượng, chất lượng cán bộ, nhân viên, đặc biệt bối cảnh hoạt động có thể được thực hiện bằng rô bốt. Thì những hạn chế về trình độ, năng lực của cán bộ, nhân viên và sắp xếp công việc cho một số lượng công nhân viên quỹ là một bài toán không hề dễ đối với hệ thống quỹ trong bối cảnh (trình độ cán bộ đa phần tốc độ rùa đối với công nghệ thông tin).

Thứ tư: Đa phần chưa định hình mô hình kinh doanh, thanh toán điện tử, quản trị… hướng tới việc xây dựng ngân hàng số thông minh trong tương lai.

 Thứ năm: Việc đầu tư phát triển trang thiết bị để thích ứng với tiến bộ khoa học công nghệ số sẽ giúp mang lại nhiều hiệu quả rất lớn, tiết kiệm thời gian, không gian tuy nhiên chi phí đầu tư là vấn đề đáng quan tâm của toàn hệ thống.

Từ những thực tế tại hệ thống QTDND hiện nay để tiếp cận, hòa nhập cũng như cạnh tranh được với các TCTD, NHTM, các quỹ muốn tồn tại và đứng tốt trên đôi chân của mình cần phải có những giải pháp cho riêng từng quỹ và cho cả hệ thống, sau đây là một số giải pháp phát triển công nghệ 4.0 đối với QTDND:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên QTDND để cán bộ hiểu rõ tầm quan trọng, ảnh hưởng của cuộc cách mạng số đến hệ thống QTDND (tại bài giảng nghiệp vụ tín dụng của Trần Thanh Long, Ông Phan Văn Vĩnh – tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đã đánh giá rất cụ thể từ thực tế, từ các TCTD, từ NHTM lớn hiện nay đang thực hiện). Từ đó, yêu cầu mỗi cán bộ trong hệ thông QTDND cần chủ động học tập, nâng cao trình độ để thích ứng với những yêu cầu mới của thời đại 4.0.

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực hệ thống QTDND, trong đó chú trọng đổi mới, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao; tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu quản lý, kinh doanh, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ so với các TCTD, ngân hàng thương mại và thế giới.

- Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống QTDND cả trong ngắn hạn và dài hạn. Chiến lược được xây dựng căn cứ vào thực trạng quỹ và những vấn đề do cuộc cách mạng số tạo ra. Qua đó, đảm bảo QTDND vận hành đồng bộ, hoạt động có hiệu quả, chất lượng, phù hợp với cơ chế thị trường và thích ứng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật của công nghệ số hiện nay.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện chiến lược tài chính toàn diện, khuyến khích sự phát triển hợp tác giữa hệ thống QTDND với các NHTM, TCTD và các công ty tài chính công nghệ; Thúc đẩy hệ sinh thái phát triển, trở thành một phần của hệ sinh thái trong chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính.

- Đầu tư, hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin để có thể hiện đại, phát triển dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng công nghệ số, kết nối đa chiều và thông minh hóa của cách mạng số.

- Đầu tư xây dựng hệ thống bảo mật an ninh mạng, trang bị máy móc, thiết bị, các giải pháp ứng phó khí có biến cố xảy ra; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về an ninh. Bảo đảm bí mật thông tin khách hàng, bảo đảm an toàn về tài sản cho khách hàng.

Việt Hà

Các tin liên quan