Kinh tế thế giới tháng 11 vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt có sự trái ngược rõ nét giữa các nước khu vực Đông Á với phần còn lại của thế giới. Trong khi các nước Đông Á (Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,…) đã kiểm soát tốt dịch bệnh và từng bước hồi phục vững chắc sau khi kiểm soát dịch bệnh và thì tại các nước/khu vực khác (như châu Âu, Mỹ, Ấn Độ…), tình hình dịch bệnh vẫn hết sức phức tạp, khó lường, số ca lây nhiễm và tử vong do dịch bệnh vẫn tăng lên nhanh chóng, buộc các nước này phải tập trung nguồn lực đối phó với việc Covid-19 tái bùng phát; hệ quả là ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng hồi phục kinh tế tại các nước/khu vực này.
Ở trong nước, kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi: hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục hồi nhờ cầu tiêu dùng hàng hóa trong nước tiếp tục tăng khá trong mùa mua sắm cuối năm; sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng; thặng dư thương mại lập kỷ lục mới; đầu tư công tiếp tục là điểm sáng; tỷ giá ổn định, lãi suất duy trì ở mức thấp; thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn trong xu hướng phục hồi, lên mức cao nhất trong 11 tháng đầu năm; và hội nhập quốc tế đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều khó khăn: tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên toàn thế giới; thu hút FDI chậm cải thiện, thâm hụt NSNN và nợ công ở mức cao, hoạt động doanh nghiệp dù có khởi sắc song vẫn gặp nhiều khó khăn, tín dụng vẫn tăng chậm chủ yếu do sức cầu yếu và nợ xấu tại các NHTM có xu hướng tăng...v.v.
Để xem nội dung chi tiết Bản tin kinh tế vĩ mô tháng 11/2020, click vào đây.
Theo Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV13.11.2024
30.10.2024