Thời gian qua, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã tăng cường nghiên cứu, đầu tư công nghệ, xây dựng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dành cho khách hàng và các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) thành viên.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) dự báo, nếu thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8/2021, việc tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý I/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,4-6,1%.
NHNN đã chính thức ban hành Thông tư 03/2021TT-NHNN với nhiều điểm mới “dễ thở” hơn cho các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại. Đối với doanh nghiệp, việc bổ sung thêm phạm vi, đối tượng nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ làm giảm bớt áp lực tài chính lên doanh nghiệp khi các khoản nợ đến hạn sẽ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19. Đối với ngân hàng thương mại, việc sửa đổi tại Thông tư 03 sẽ làm giảm áp lực trích lập dự phòng rủi ro, có nhiều tác động tích cực cả trong ngắn và dài hạn.
Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ và quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tội phạm công nghệ cao có xu hướng gia tăng nhanh chóng; diễn biến phức tạp đang trở thành mối lo ngại. Trước thách thức đó, việc phát hiện và phòng ngừa tội phạm công nghệ cao trở thành vấn đề cấp thiết đối với từng ngân hàng và cả hệ thống.
Các định chế tài chính trên toàn cầu đang ngày càng chú trọng vào công tác quản lý dữ liệu như một tài sản chiến lược. Thực tế, vai trò của dữ liệu ngày càng được nâng cao và bắt đầu tạo ra những bước đi tiên phong trong khai thác phục vụ các mục tiêu kinh doanh chiến lược của tổ chức. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại rất lớn nếu công tác quản lý rủi ro công nghệ thông tin yếu kém.
Ngày 18/7/2021, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Công điện số 01/CĐ-NHNN về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid -19 trong tình hình mới.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã, đang tác động mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực trên toàn cầu. Lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Cuộc đổ bộ của công nghệ mới vào lĩnh vực tài chính ngân hàng đã tạo ra những đột phá trong lĩnh vực này cả về quy mô và tính hiệu quả.
Cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta, chúng ta đang chứng kiến sự cải tiến, ứng dụng công nghệ tại nơi làm việc ở tốc độ nhanh hơn bao giờ hết và rất đa dạng trong các ngành nghề khác nhau. Điều này làm thay đổi căn bản, toàn diện cách thức chúng ta sản xuất, sinh sống, làm việc và tương tác lẫn nhau.
Một trong những hoạt động có ý nghĩa của Công đoàn cơ sở Hiệp hội cũng như của toàn hệ thống QTDND trong việc ủng hộ phòng, chống dịch covid - 19
Thống đốc NHNN vừa ban hành Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt của NHNN Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, TCTD khác đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt.
Ngày 16/7/2021, Đảng ủy Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Từ đầu năm đến nay, thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ và phản ứng chính sách phù hợp với diễn biến của tình hình kinh tế trong và ngoài nước, đạt được kết quả tích cực.
Kết nối hơn 95% các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trong hệ thống cùng Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, nhiệm kỳ III (2016 – 2020), Hiệp hội QTDND Việt Nam (Hiệp hội) đã hoàn thành tốt vai trò là cầu nối 2 chiều giữa cơ quan quản lý và các QTDND nhằm tạo dựng môi trường pháp lý thông thoáng cho mô hình hoạt động. Đặc biệt, Hiệp hội còn là “bà đỡ” giúp các QTDND nâng cao nội lực phát triển, khẳng định vị thế và thương hiệu của mình qua công tác đào tạo, tư vấn nghiệp vụ…
Sáng ngày 10/7/2021, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tín dụng 6 tháng cuối năm 2021 và thảo luận Quy định về giới hạn phán quyết cấp tín dụng và Quy định về bảo lãnh ngân hàng. Đồng thời, triển khai công tác ứng phó với dịch Covid - 19, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn ổn định sản xuất kinh doanh.
Với mong muốn sự phát triển lớn mạnh của thành viên, người dân tại địa phương chính là yếu tố phát triển của quỹ nên HĐQT, Ban điều hành quỹ Tiên Động đã đặt ra phương châm “Hợp tác cùng phát triển”.
Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm được sử dụng khá phổ biến trong thực tế cấp tín dụng. Khuôn khổ pháp lý chung về bảo lãnh nằm trong Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 (Bộ luật Dân sự). Pháp luật chuyên ngành cũng bổ sung một số nguyên tắc cho khuôn khổ pháp lý chung này.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Quyết định số 1171/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính tại NHNN giai đoạn 2021-2025.
Trước những diễn biến mới, hết sức phức tạp của dịch bệnh covid-19, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 và phong trào chung tay phòng, chống dịch Covid-19 và an sinh xã hội của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã phát động đến cán bộ, đoàn viên, người lao động hưởng ứng phong trào chung tay phòng, chống dịch Covid-19 và an sinh xã hội.