Căn cứ chỉ tiêu và kế hoạch đào tạo Trung cấp chuyên ngành QTDND – hệ vừa làm vừa học đã được thỏa thuận giữa Hiệp hội QTDND Việt Nam và Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên năm 2010; Hiệp hội xin thông báo tới các QTDND hội viên các tỉnh miền Trung và các tỉnh phía Nam như sau:
Để tăng cường tính liên kết hệ thống và giúp các QTDND hiện đại hoá trong hoạt động, đáp ứng nhu cầu quản lý và triển khai hoạt động hàng ngày trong xu thế hội nhập, việc trang bị một Phần mềm hiện đại, thuận tiện và thống nhất chung cho toàn hệ thống QTDND là yêu cầu rất cấp thiết. Được sự chấp thuận của Ban chấp hành Hiệp hội, cùng sự hỗ trợ tích cực của dự án DID (Canada), Phần mềm quản lý QTDND (ITD-VAPCF) của Công ty tin học đã hoàn thành và sẽ chính thức ra mắt vào tháng 12/2010 để sớm tổ chức triển khai cho các QTDND cơ sở trong hệ thống.
Với mục tiêu hỗ trợ các QTDND trong hoạt động và đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác quản lý và tăng cường hiểu biết về hoạt động của hệ thống, hạn chế rủi ro trong các hoạt động của các QTDND vì sự phát triển an toàn và bền vững chung của hệ thống QTDND. Trên cơ sở yêu cầu và nguyện vọng của các QTDND, Hiệp hội đã tổ chức chuyến thăm, làm việc và chia sẻ kinh nghiệm tại các QTDND khu vực phía Nam cho 32 cán bộ chủ chốt của Hiệp hội và 20 QTDND hội viên trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hòa Bình với khẩu hiệu “Chia sẻ kinh nghiệm, tiến tới thành công”.
Bản tin Hiệp hội QTDND Việt Nam là một kênh thông tin phổ biến và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động Ngân hàng và hệ thống QTDND, giữa Hiệp hội với các QTDND hội viên và giữa các QTDND hội viên với nhau, Hiệp hội QTDND Việt Nam (Hiệp hội) đã ra mắt Bản tin 32 trang vào đầu tháng 7/2009 và đến nay đã bước đầu nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài hệ thống QTDND
Từ nay đến Tết nguyên đán Tân mão, nhu cầu rút tiền gửi và vay vốn của các thành viên và khách hàng sẽ tăng cao, đặc biệt tình hình lãi suất huy động và cho vay có xu hướng tăng cao và diễn biến phức tạp. Trước diễn biến tình hình nói trên, các QTDND cơ sở là các tổ chức tín dụng có quy mô nhỏ, nếu không có các giải pháp ứng phó chủ động và kịp thời thì rất dễ rơi vào tình trạng rủi ro thanh khoản hoặc rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến sự an toàn trong hoạt động của từng QTDND cũng như đối với cả hệ thống.
Ngày 15-11-2010, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Tây Đô chính thức khai trương đi vào hoạt động – là quỹ tín dụng thứ 5 trên địa bàn TP Cần Thơ. Trụ sở Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Tây Đô tọa lạc tại số 39/52-53 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Thới, quận Bình Thủy.
Từ ngày 01/11/2010, Công ty tin học chuyển lên tầng 5 để có điều kiện bố trí Quỹ ảo và Trung tâm hỗ trợ tin học từ xa đáp ứng yêu cầu triển khai phần mềm và cung cấp dịch vụ tin học tốt hơn trong giai đoạn mới cho các QTDND hội viên
Nhận lời mời của Hiệp hội QTDND Việt Nam, từ ngày 07/11/2010 đến ngày 14/11/2010, đoàn công tác của Hệ thống Quỹ tín dụng Trung ương Lithuanian (Litva) gồm 13 thành viên do ông Sigitas Bubnys dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 85 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, hoạt động ở 140 xã, phường, thị trấn. Mỗi năm, doanh số cho vay Quỹ tín dụng cơ sở đạt từ 500 - 600 tỷ đồng, phục vụ 110.000 thành viên vay vốn phát triển sản xuất.
Trung tuần tháng 10, anh Phạm Minh Châu - Giám đốc QTDND xã đưa chúng tôi đi thăm cơ sở hạ tầng nông thôn mới xã Thanh Tân (Kiến Xương). Kết quả các dự án phát triển kinh tế đã thấy rõ kết quả từ đồng vốn của quỹ tín dụng nhân dân xã Thanh Tân.
Sáng 2/11, tại tòa nhà 15T đường Nguyễn Thị Định, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương (QTDTƯ) đã long trọng tổ chức lễ khai trương hoạt động của Sở Giao dịch, nơi ứng dụng công nghệ hiện đại và phong phú các dịch vụ ngân hàng.
Ngày 25/08/2010, hệ thống chuyển tiền nhanh (FT) của QTDND Trung ương đã chính thức đi vào hoạt động; theo đó ngoài các chi nhánh QTDND Trung ương còn có 8 QTDND cơ sở: Phùng Xá, Quang Trung, B’lao, Liên Nghĩa, Hiệp Bình, Tân Quy Đông, Mỹ Hòa, Mỹ Bình được thí điểm tham gia hệ thống này.
QTDND Phước Hòa đựợc thành lập và hoạt động ngày 23/5/1997 trên điạ bàn các xã Phước Hòa, Phước Vĩnh và Tân Bình. Lúc đầu chỉ có 17 thành viên cổ phần thường xuyên tham gia với số vốn góp ít ỏi 50.000.000 đồng, trong đó có 12.000.000 đồng là của các đảng viên chi bộ ấp 1B, còn lại là cấp ủy đi vận động một vài người có tâm huyết ở địa phương, thậm chí 2 đảng viên chung nhau một cổ phần 1.000.000 đồng , với những cái tên ghép ngộ nghĩnh của 2 người trên sổ góp vốn như: Hồ Lập Trí (tên ghép của Hồ Lập và Nguyễn văn Trí) hoặc Trần Ngọc Hạnh Trường (tên ghép của Trần Ngọc Trường và Lê Khắc Hạnh) …
Năm 2009, trước diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới, khó khăn nội tại của kinh tế Việt Nam và biến động của kinh tế thị trường, hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung, QTDND nói riêng đã chịu nhiều tác động bất lợi. Tuy vậy, QTDND Lộc Sơn (Lâm Đồng) vẫn vượt qua nhiều khó khăn, đạt kết quả tốt, tạo được niềm tin trong quần chúng nhân dân.
Ngày 17 và 18/10/2010, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức buổi giao lưu và tuyên dương 100 HTX điển hình tiên tiến toàn quốc giai đoạn 2005 – 2010 và Đại hội thi đua yêu nước lần thứ III. Các điển hình được tuyên dương đều là các HTX đi đầu trong cách quản lý, đổi mới phương thức kinh doanh phù hợp với yêu cầu hội nhập, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội.
Với tinh thần tương thân tương ái, ủng hộ lời kêu gọi của Công đoàn Hiệp hội, tất cả cán bộ Cơ quan Thường trực và Công ty tin học trực thuộc Hiệp hội QTDND Việt Nam quyên góp ủng hộ các cán bộ đang công tác tại QTDND cơ sở ở 2 tỉnh bị thiệt hại nhiều Quảng Bình và Hà Tĩnh trên tinh thần đóng góp một ngày lương.
Cơn lũ lịch sử lớn nhất trong 60 năm qua tại các tỉnh miền Trung, đặc biệt là tại Hà Tĩnh, Quảng Bình đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, trong đó có các QTDND cơ sở trên địa bàn. Thay mặt cho Hiệp hội QTDND Việt Nam, tôi xin gửi tới Các Thành viên và cán bộ nhân viên của các QTDND ở các địa phương bị mưa lũ lời thăm hỏi ân cần và sự cảm thông sâu sắc.
Tính đến đầu tháng 10 năm 2010, Việt Nam có 1.190 tổ chức tín dụng (TCTD) đang hoạt động, trong đó có 5 ngân hàng thương mại nhà nước (2/5 NHTM Nhà nước đã cố phần hóa là VCB và Vietinbank); 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 37 NHTM cổ phần (trong số này, 11 ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài); 17 công ty tài chính (2/7 công ty đã cổ phần hóa là Công ty tài chính cổ phần Dầu khí và Công ty cổ phần tài chính Handico); 13 công ty cho thuê tài chính và 1048 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (QTDND).