Trên cơ sở bám sát chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế khác nhằm kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đồng thời đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Những thành tựu đạt được đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và được các tổ chức quốc tế, các công ty xếp hạng tín nhiệm đánh giá cao, qua đó nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Sáng 25/12/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã long trọng tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2016. Đồng chí Vũ Văn Ninh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
Qua 20 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Hợp tác (NHHT) nói riêng và hệ thống QTDND nói chung đã khẳng định được vai trò là lực lượng nòng cốt đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, góp phần xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Ngày 24/12/2015, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), NHNN đã tổ chức Họp báo về Hội nghị tổng kết hoạt động ngân hàng năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016. Buổi họp báo do Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chủ trì, cùng với sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc NHNN.
Thời gian qua, Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước) luôn nỗ lực hỗ trợ nguồn vốn vay cho các thành viên đẩy mạnh phát triển kinh tế. Công tác chỉ đạo, điều hành Quỹ chặt chẽ, kinh doanh có hiệu quả, luôn đạt các chỉ tiêu đề ra, góp phần phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Ngày 18/12/2015, tại Hà Nội, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã phối hợp với Tạp chí Ngân hàng - NHNN Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò của ngân hàng và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp - nông thôn”.
Vừa qua,QTDND Hương Sơn tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập. Về dự và chúc mừng lễ kỷ niệm có ông Phạm Văn Vũ - PGĐ Ngân hàng nhà nước chi nhánh Hà Nội; đại diện lãnh đạo Ngân hàng HTX Việt Nam chi nhánh Hà Tây; Lãnh đạo Liên đoàn lao động huyện Mỹ Đức; Lãnh đạo Quỹ tín dụng nhân dân thuộc các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội và các huyện lân cận thuộc tỉnh Hòa Bình, Hà Nam..
Hiệp hội QTDND Việt Nam (Hiệp hội) xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ của các QTDND Hội viên đối với các sản phẩm dùng chung cho hệ thống QTDND mà Hiệp hội làm đầu mối thiết kế và cung cấp trong suốt thời gian qua. Hiệp hội QTDND Việt Nam tiếp tục triển khai một số sản phẩm dịch vụ cung cấp cho các QTDND hội viên
Việc triển khai Nghị định 55 sẽ tạo thuận lợi trong việc đẩy nhanh quá trình đưa Lâm Đồng, Đà Lạt trở thành một trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước và khu vực. Việc triển khai NĐ 55 còn tạo điều kiện cho các NH và Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) tháo gỡ được nhiều khó khăn, đẩy nhanh quá trình cung ứng vốn đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh Lâm Đồng.
Phí và hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi là những vấn đề đang được bàn thảo sôi nổi trong thời gian gần đây. ức phí bao nhiêu là phù hợp đối với một TCTD, nên áp dụng theo hình thức nào, đồng hạng hay trên cơ sở rủi ro? Ưu điểm và bất cập? Rồi hạn mức chi trả cho người gửi tiền. 50 triệu, 100 triệu, hay hơn nữa? Bao nhiêu là phù hợp để có thể vừa đảm bảo được quyền lợi của người gửi tiền, vừa đảm bảo với các chính sách công khác của Nhà nước?
Được thành lập từ tháng 5 năm 1995, sau 20 năm phát triển, Quỹ tín dụng nhân dân xã Tề Lỗ (Yên Lạc) từ 100 thành viên ban đầu, đến nay đã phát triển lên 1.203 thành viên, tổng nguồn vốn hoạt động tính đến ngày 31-10-2015 đạt trên 115 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt trên 99 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP về về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tổng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn tại Quảng Bình tăng 141,6% so với thời điểm 30/6/2010; còn tại Quảng Trị tăng gần 2 lần.
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Bình, ông Đinh Quang Hiếu cho biết: “Tỉnh Quảng Bình có 23 QTDND với tổng nguồn vốn 1.746 tỷ đồng, dư nợ cho vay 1.384 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu thấp chỉ chiếm 0,36%. Thời gian qua, dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước và cấp ủy chính quyền địa phương, hoạt động của các quỹ được đánh giá cao, có hiệu quả, đúng tôn chỉ, mục tiêu hoạt động của mô hình QTDND, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ các thành viên cải thiện đời sống, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Từ thực tế của địa phương có thể khẳng định rằng, QTDND là mô hình kinh tế hiệu quả, uy tín, được cộng đồng dân cư đánh giá cao”.
Cần vốn sản xuất, kinh doanh hay đi xuất khẩu lao động (XKLĐ)… bà con nhân dân vùng ven biển xã Cương Gián, Xuân Liên luôn tìm đến QTDND Cương Gián - Xuân Liên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh). Đây thực sự là điểm tựa để người dân thoát nghèo, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Những năm gần đây, Can Lộc thực sự quan tâm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, tổ hợp tác, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương. Hiện nay, Toàn huyện hiện có 252 tổ hợp tác, 89 HTX, trong đó, năm 2014 và 2015 thành lập mới 30 HTX, tăng hơn 133%. Các HTX được thành lập, củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động theo đúng Luật HTX năm 2012.
Ngành Ngân hàng hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Trong đó hệ thong các TCTD là Hợp tác xã có vai trò không nhỏ trong đó.
Với Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được thông qua sáng 24/11, Quốc hội đã quyết định quy định mức lãi suất cố định ngay trong bộ luật. Một trong những nội dung đáng quan tâm nhất trong BLDS vừa được thông qua là việc Quốc hội chốt phương án về lãi suất (Điều 468). Trước đó, trong thảo luận lấy ý kiến của các đại biểu về BLDS, đã có rất nhiều ý kiến liên quan đến cách xác định lãi suất vay giữa các bên.
Quỹ tín dụng nhân dân xã Ấm Hạ huyện Hạ Hòa đi vào hoạt động 20 năm nay, thu hút hơn 940 thành viên tham gia với số vốn huy động tiền gửi hơn 27 tỷ đồng, cho hơn 400 thành viên vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo và làm giàu chính đáng.