Với lợi thế của mình là sát với dân tại các địa bàn mà các ngân hàng lớn ít tiếp cận, QTDND đã dần trở thành người bạn đồng hành cùng với người nông dân khu vực nông thôn trong phát triển kinh tế.
Trước nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh của người dân ngày một gia tăng, Ngân hàng HTX Việt Nam Chi nhánh Nam Định (Co-opBank Nam Định) đang tích cực phối hợp với các QTDND trên địa bàn triển khai thực hiện hình thức cho vay hợp vốn.
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Trong đó, mặc dù mỗi một chính sách theo đuổi một mục tiêu cụ thể và tuân thủ những quy luật riêng nhưng đều hướng tới một mục đích chung là ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Đồng thời, giữa chúng lại có mối quan hệ tương tác lẫn nhau cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Đây là thông tin được Tổng cục Thống kê công bố chiều ngày 27/12. Theo số liệu của đơn vị này, quý I tăng 5,15%, quý 2 tăng 6,28%, quý 3 tăng 7,46% và quý 4 tăng 7,65%. Tính chung GDP cả năm 2017 tăng 6,81%.
Trong năm 2017, Công ty tin học có một số thay đổi về nhân sự các phòng ban nhằm mục đích kiện toàn bộ máy Lãnh đạo của Công ty. Được sự chấp thuận của các Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội QTDND Việt Nam, chủ tịch Hiệp hội QTDND Việt Nam - Ông Nguyễn Quốc Cường đã ký Quyết định bổ nhiệm Ông Lê Văn Học – Phó phòng Phát triển phần mềm giữ chức danh Phó Giám đốc Công ty và bổ nhiệm Ông Vũ Đức Quỳnh – Phó phòng Hỗ trợ triển khai giữ chức danh Trưởng phòng Triển khai – hỗ trợ phần mềm.
Chiều 26/12/2017 tại Trụ sở Chính phủ, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã họp phiên thường kỳ quý IV/2017. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã chủ trì phiên họp này.
Trong thời gian gần đây, Hiệp hội QTDND Việt Nam đã nhận được phản ánh của các quỹ đăng trên một số Website như Thời báo Ngân hàng, Báo Hải Phòng và Thời báo kinh doanh…. về những bất cập mà các QTDND hội viên gặp phải khi thực hiện thông tư 04/2015/TT-NHNN. Hiệp hội nhận thấy rằng một số vấn đề được nêu trong bài viết phần nào cũng thể hiện rõ hoạt động của các QTDND đang gặp nhiều khó khăn khi thực hiện Thông tư 04/2015/TT-NHNN và Thông tư 32/2015/TT-NHNN.
Ngày 25/12/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 10441/NHNN-TT gửi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ về việc tăng cường chất lượng dịch vụ ATM dịp cuối năm và Tết.
Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán tiếp tục giảm từ 14,02% năm 2010 xuống còn 11,45% vào tháng 8/2017. Tuy nhiên, theo nhận định của TS. Võ Trí Thành, đối với Việt Nam phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) được coi là cuộc cách mạng, không thể thành công ngay trong một sớm một chiều.
Ngày 20/12/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 10303/NHNN-TT về việc đảm bảo chất lượng, an toàn hoạt động ATM dịp cuối năm và Tết.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 9169/VPCP-KTTH ngày 29/08/2017 và trên cơ sở tổng hợp ý kiến tham gia của các thành viên Ban Soạn thảo, Tổ biên tập, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày 21/11/2000 quy định việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 146/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, trong đó có sửa đổi quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng (khoản 3 Điều 10).
Ngày 21/12/2017, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Ninh Bình đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018.
Kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ được đà tăng trưởng trong năm 2017; Thị trường bán lẻ Việt Nam được xếp trong nhóm những thị trường sôi động nhất hay Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2017 tăng trưởng khả quan... đó là một số thông tin kinh tế - tài chính đáng chú ý trong tuần 3 tháng 12/2017.
Bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống là nguyên tắc xuyên suốt của quy trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) được thể hiện trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (có hiệu lực thi hành từ 15/1/2018).
Với mục tiêu nhận diện, làm rõ thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn của việc phát triển ngân hàng số tại Việt Nam trong tương lai và việc thiết kế một khuôn khổ pháp lý để tạo điều kiện cho lĩnh vực này phát triển mà không gây ra sự lúng túng cho các nhà quản lý, ngày 19/12/2017, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội thảo khoa học “Hành lang pháp lý cho ngân hàng số tại Việt Nam”.
Quốc tế kỳ vọng NHNN Việt Nam sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt hơn nữa trong thời gian tới để sẵn sàng đối phó với những biến động khó lường trên toàn cầu hiện nay.
Với lượng dự trữ ngoại hối lên tới 46 tỷ USD, lãi suất ổn định, thậm chí có xu hướng giảm, tỷ giá được giữ vững, có thể nói hệ thống ngân hàng luôn giữ được sự ổn định. Và sự ổn định này cũng được rất nhiều tổ chức tài chính quốc tế và các tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao. Chẳng hạn như Tổ chức xếp hạng đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody's mới đây đã nâng hạng từ Ổn định sang Tích cực đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, hay như Bloomberg cũng đánh giá Việt Nam đồng (VND) là một trong những đồng tiền ổn định nhất châu Á.