QTDND Mỹ Phước - Gắn kết tam nông xây dựng nông thôn mới
Có Tâm tốt, Tầm cao, Tài đặc biệt, Tình thấu đáo, từ đó tạo ra Tiền cho các thành viên vay vốn sản xuất kinh doanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập làm giàu cho gia đình, xóa đói giảm nghèo, tạo bộ mặt mới cho nông thôn. Đó là 5 “T” mà QTDND Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đã xây đắp và gìn giữ suốt hơn 16 năm qua.
Gắn bó chặt chẽ với tam nông
Tập thể nữ nhân viên bên thuyền trưởng tài ba
Với xuất phát điểm ban đầu nhỏ bé, đến nay QTDND Mỹ Phước đã trở thành một định chế tài chính vững mạnh trong lĩnh vực kinh tế hợp tác, khẳng định vai trò hỗ trợ tích cực về vốn cho thành viên là các cá nhân, hộ gia đình ở nông thôn phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề dịch vụ… Tính đến cuối tháng 7 năm 2011, tổng nguồn vốn đạt trên 310 tỉ đồng, tổng dư nợ cho vay thành viên là trên 227 tỉ đồng nếu so với dư nợ của các tổ chức tín dụng khác thì đây là con số hết sức khiêm tốn nhưng điều đặc biệt hết sức có ý nghĩa là đối tượng phục vụ, địa bàn hoạt động của QTDND Mỹ Phước là phục vụ nông nghiệp nông thôn, trực tiếp hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, mở mang dịch vụ, ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải thiện nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo. Hơn thế nữa, hoạt động của QTDND Mỹ Phước là một nhân tố góp phần đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, hạn chế các hoạt động tín dụng tự phát, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực và rủi ro. Phát huy thế mạnh riêng có ở địa bàn nông nghiệp nông thôn, QTDND Mỹ Phước đã phát triển được hơn 10 nghìn thành viên là các hộ gia đình. Và nếu bình quân mỗi hộ gia đình có 4 đến 5 nhân khẩu thì số lượng người dân được thụ hưởng thực tế là rất lớn. Con số ấn tượng này thể hiện sự dân chủ, bình đẳng, tương trợ cộng đồng là nét đặc trưng của QTDND, bởi phần lớn những đối tượng này ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ, nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khác. Những kết quả mà QTDND Mỹ Phước đem lại cho người dân ở các vùng nông thôn là rất cụ thể, sinh động. Tỉ lệ nguồn vốn phục vụ trong cơ cấu tín dụng ở địa bàn nông nghiệp nông thôn chiếm 85%-90%. Những cách làm, điều kiện phục vụ, tính tiện ích, tiện lợi đã đem lại cho thành viên một sức sống mới, đủ sức vượt qua những khó khăn, sóng gió trong thời buổi “bão” giá hiện nay. Anh Nguyễn Bá Thuận, thành viên vay vốn ở xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới tâm sự: Gắn bó với QTDND Mỹ Phước đã hơn 5 năm nay, tôi rất hài lòng cung cách phục vụ của QTDND Mỹ Phước, lúc nào Quỹ cũng tạo điều kiện thuận lợi trong cho vay và trả nợ. Những khi thiếu vốn để làm kinh tế phụ như mua thêm heo giống để chăn nuôi tín dụng Mỹ Phước thẩm định xét đúng nhu cầu thì tín dụng Mỹ Phước sẵn sàng cho vay. Hay như cho vay bổ sung mua thuốc trừ sâu, phân bón để sản xuất lúa. Thật vậy, Giám đốc Nguyễn Thị Thu Dung cho biết, song song với chiến lược huy động nguồn vốn tiết kiệm từ các thành phần kinh tế trong tỉnh, hoạt động cho vay, chính sách tín dụng chặt chẽ, thận trọng đã giúp QTDND Mỹ Phước kiểm soát tốt tốc độ tăng trưởng tín dụng và khả năng thanh khoản nhưng vẫn đảm bảo cung cấp nguồn tín dụng có chất lượng và kịp thời phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của thành viên. Xác định việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong công tác tín dụng là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng. QTDND Mỹ Phước đã chú ý đặc biệt đến các yếu tố pháp lý của hồ sơ cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay và khả năng thanh toán nợ của từng khoản vay… Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đối với tất cả các khoản vay. Tăng cường công tác quản lý, giám sát tín dụng, giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ được QTDND Mỹ Phước coi là vấn đề then chốt cho mọi hoạt động. Ban kiểm soát luôn tuân thủ việc kiểm tra kiểm soát theo đúng quy trình để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, QTDND Mỹ Phước thường xuyên tiến hành phân tích nợ xấu, xác định rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra biện pháp thu hồi, đồng thời quy trách nhiệm cá nhân có liên quan theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện phân tích tài chính hàng quý, từ đó đề ra những biện pháp nhằm tăng thu, giảm chi, cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động. Đẩy mạnh vốn tín dụng về nông thôn là một trong những mục tiêu tôn chỉ của QTDND Mỹ Phước đã đề ra xuyên suốt từ khi thành lập đến nay nhằm phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân là chính để góp phần thực hiện chủ trưởng lớn của Đảng là phát triển Tam nông vả thực hiện chính sách lớn của Chính phủ nhằm kích thích vùng kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tập trung sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân. Với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng như tạo điều kiện để bà con nông dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, QTDND Mỹ Phước đã tích cực triển khai nhiều chương trình tư vấn, truyền thông nhằm định hướng cho bà con nông dân sử dụng đồng vốn đúng mục đích có thói quen vay-trả đúng kỳ hạn. Tín dụng tam nông của QTDND Mỹ Phước đã được bà con nông dân sử dụng đúng mục đích, phát huy được hiệu quả rõ nét, qua đó, vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Vốn vay hầu hết được thành viên trả nợ đúng hạn, nợ xấu ở mức thấp. Tín dụng tam nông của QTDND Mỹ Phước đã góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn tỉnh, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hướng tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Thực tế, với đóng góp quan trọng bằng nguồn vốn tín dụng của QTDND Mỹ Phước nói riêng và các tổ chức dụng trên địa bàn, sản xuất nông ngư nghiệp và kinh tế nông thôn An Giang đã có sự phát triển tích cực trên cơ sở chú trọng khai thác và phát huy các lợi thế sinh thái nông nghiệp. Sự chuyển dịch trong sản xuất nông nghiệp thời gian qua theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, những cánh đồng mẫu lớn, quy mô đàn gia súc, gia cầm, thủy sản đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả như lúa-cá, lúa-cá-vườn cây ăn trái, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi thủy sản đặc sản… đã có xu hướng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Đến nay, An Giang đã cơ bản hình thành một số vùng sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, khối lượng nông sản phẩm ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và giá trị, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Thuyền trưởng tài ba Bà Nguyễn Thị Thu Dung, Phó chủ tịch HĐQT, Giám đốc QTDND Mỹ Phước Lãi suất, tín dụng có lúc nóng, lúc lạnh, nhưng ở bà Nguyễn Thị Thu Dung, Phó chủ tịch HĐQT, Giám đốc QTDND Mỹ Phước thì lúc nào cũng toát lên vẻ điềm đạm. Nhớ lại lúc mới thành lập, chị nói cả tháng trời cùng các anh chị em nhân viên lặn lợi xuống địa phương thuộc vùng sâu tiếp xúc để tìm hiểu khách hàng cho vay, nhưng chị không một lời than phiền. Đối với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ thì đó là một vất vả, nhưng với chị thì đó chỉ là chuyện bình thường. Tâm huyết với nghề, sẵn sàng dấn thân là nét riêng của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thu Dung có lẽ đó cũng là một trong những nhân tốt làm nên thành công của doanh nghiệp. Hơn 16 năm trước, gặp bà Nguyễn Thị Thu Dung, ấn tượng của tôi về bà là một doanh nhân năng động, một phụ nữ sắc sảo và nhiều năng lượng. Bà thuộc loại nhỏ nhắn, mắt sáng, rất hay cười và khi cười nhìn bà… hiền hơn. Bình thường, bà nói chuyện một cách khoan thai, nhưng khi say mê, chú tâm đến điều gì thì bà nói nhanh và đầy sức truyền cảm. Bà được các nhân viên yêu quý, kính trọng (có thể là nể sợ nữa) bởi bà là người gây dựng QTDND Mỹ Phước ngay từ những ngày đầu khó khăn, từng lăn xả, làm mọi việc lớn nhỏ. Gặp bà Dung trong thời gian khó khăn của thị trường tài chính tiền tệ, tôi được nghe bà nói về chuyện điều hành QTDND Mỹ Phước trong điều kiện khó khăn hiện nay… đầy say mê nhưng đượm chút suy tư của một người trong cuộc. Bà Dung tâm sự: Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay như lạm phát tăng cao, giá vàng, giá đô la diễn biến thất thường tăng liên tục, mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm bị khống chế… trước diễn biến đó thường người điều hành kinh doanh tiền tệ tín dụng phải động não nhiều hơn, phải luôn luôn suy nghĩ, tính toán và cân đối hoạt động kinh doanh; phải tính được cân đối nguồn vốn và sử dụng sao cho hiệu quả để hoạt động của đơn vị vừa tăng trưởng vừa phục vụ tốt cho thành viên có vốn phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập cải thiên đời sống. Khi được hỏi điều gì làm nên thành công của QTDND Mỹ Phước ngày hôm nay, Giám đốc Nguyễn Thị Thu Dung suy tư rồi nói: “Phải có quyết tâm và tâm huyết, kỷ luật và kiên trì. Không chỉ quyết tâm của lãnh đạo mà còn là quyết tâm của cả tập thể. Quan trọng nhất của chuyện đầu tư kinh doanh là phải có một nền tảng vững vàng. Làm gì thì làm cũng phải đầu tư, phát triển năng lực lõi của mình. Phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng và một tầm nhìn xa”. Vậy trong hơn 16 năm kinh doanh, bà nghiệm ra điều gì là quan trọng nhất? “Làm kinh doanh tiền tệ điều quan trọng đầu tiên là chữ tín làm đầu. Kế tiếp phải nói là làm kinh doanh là nhận lãnh sứ mạng tìm kiếm, kiến tạo những đỉnh cao mới. Ngay khi mình đứng ở đỉnh cao này thì từ trước đó đã phải để mắt tìm kiếm một đỉnh cao mới và lèo lái doanh nghiệp của mình trèo lên. Phải liên tục tìm kiếm và chinh phục những đỉnh cao mới!”./.